Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khẩn cấp phòng chống bệnh thối rễ, chết cành trên cây mãng cầu Xiêm

Khẩn cấp phòng chống bệnh thối rễ, chết cành trên cây mãng cầu Xiêm
Ngày đăng: 19/11/2015

Ngành Nông nghiệp tỉnh kết hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và các ngành hữu quan đã khảo sát, tìm nguyên nhân gây bệnh và đề ra quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ, chết cành cho vùng chuyên canh trồng mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, tích cực hội thảo, chuyển giao, tập huấn cho bà con, để chủ động phòng trị hữu hiệu.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, bệnh thối rễ trên mãng cầu Xiêm do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có sự kết hợp giữa nấm Calonectria variabillis và tuyến trùng Pratylenchus spp; còn nấm Diaporthe phaseolorum gây chết cành, nhánh nhỏ, nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây chết cành, loét cành và thân cây mãng cầu Xiêm.

Giải pháp phòng trị được các nhà khoa học khuyến cáo nông dân là: Sử dụng giống sạch bệnh, trồng mật độ thưa vừa phải, sử dụng phân hữu cơ và có biện pháp chăm sóc thích hợp, dùng thuốc trị bệnh cây theo khuyến cáo, thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, chẩn đoán và xử lý bệnh kịp thời, hạn chế bệnh tấn công.

Trong các tháng cuối năm 2015, tỉnh tổ chức 30 cuộc tập huấn cho các xã vùng chuyên canh mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, với 1.500 lượt nông dân dự, xây dựng 3 mô hình trình diễn kỹ thuật có tổng diện tích khoảng 1 ha, nhằm giới thiệu, quảng bá, nâng cao trình độ canh tác và phòng trị bệnh trên vườn mãng cầu Xiêm cho bà con.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện nay, toàn huyện có trên 62 ha mãng cầu Xiêm bị nhiễm bệnh thối rễ, chết cành, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Hành lá tăng giá mạnh Hành lá tăng giá mạnh

Ngày 8/7, nhiều gia đình tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, nơi trồng hành lá lớn nhất tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang tới địa phương thu mua loại nông sản này với giá 18.000 đồng/kg, đây là thời điểm hành lá có giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

14/07/2015
Sưa đỏ trồng chơi ăn thật Sưa đỏ trồng chơi ăn thật

Năm 2007, hồ tiêu giá thấp, anh Nguyễn Xuân Tình, ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đem 200 cây sưa đỏ vào trồng xen trong vườn tiêu của gia đình. Đầu mùa mưa năm nay, gia đình anh bán được 1 cây giá 12 triệu đồng. Số còn lại người mua trả giá bình quân 5 triệu đồng/cây nhưng anh chưa bán. Trồng cùng thời điểm như anh Tình, vườn sưa 200 cây của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh ở cùng ấp, bán được 7 cây với giá 12 triệu đồng/cây.

14/07/2015
Hơn 165.000ha lúa áp dụng chương trình 3 giảm - 3 tăng và 1 phải - 5 giảm Hơn 165.000ha lúa áp dụng chương trình 3 giảm - 3 tăng và 1 phải - 5 giảm

Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 165.000ha áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” và “1 phải - 5 giảm”. Đồng thời, có trên 2.000ha đất sản xuất lúa áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn và ghi chép sổ tay VietGAP…

14/07/2015
Nông dân điêu đứng vì khô hạn Nông dân điêu đứng vì khô hạn

Hơn một tháng qua, nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ngồi không yên bởi nhiều diện tích hoa màu của họ đứng trước nguy cơ mất trắng vì không có nước tưới. Hiện bà conđang tìm mọi cách để cứu hoa màu.

14/07/2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất khoảng 163.610 tấn đường Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất khoảng 163.610 tấn đường

Khu vực ĐBSCL có 10 nhà máy đường đang hoạt động. Tổng hợp từ Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2015, các nhà máy này đã ép trên 1,67 triệu tấn mía và sản xuất khoảng 163.610 tấn đường với tỷ lệ tiêu hao là 10,2 mía/1 đường (cùng kỳ năm trước là 10,7 mía/1 đường). Giá đường bình quân trong thời gian này tăng khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

14/07/2015