Khẩn cấp phòng chống bệnh thối rễ, chết cành trên cây mãng cầu Xiêm

Ngành Nông nghiệp tỉnh kết hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và các ngành hữu quan đã khảo sát, tìm nguyên nhân gây bệnh và đề ra quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ, chết cành cho vùng chuyên canh trồng mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, tích cực hội thảo, chuyển giao, tập huấn cho bà con, để chủ động phòng trị hữu hiệu.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, bệnh thối rễ trên mãng cầu Xiêm do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có sự kết hợp giữa nấm Calonectria variabillis và tuyến trùng Pratylenchus spp; còn nấm Diaporthe phaseolorum gây chết cành, nhánh nhỏ, nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây chết cành, loét cành và thân cây mãng cầu Xiêm.
Giải pháp phòng trị được các nhà khoa học khuyến cáo nông dân là: Sử dụng giống sạch bệnh, trồng mật độ thưa vừa phải, sử dụng phân hữu cơ và có biện pháp chăm sóc thích hợp, dùng thuốc trị bệnh cây theo khuyến cáo, thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, chẩn đoán và xử lý bệnh kịp thời, hạn chế bệnh tấn công.
Trong các tháng cuối năm 2015, tỉnh tổ chức 30 cuộc tập huấn cho các xã vùng chuyên canh mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, với 1.500 lượt nông dân dự, xây dựng 3 mô hình trình diễn kỹ thuật có tổng diện tích khoảng 1 ha, nhằm giới thiệu, quảng bá, nâng cao trình độ canh tác và phòng trị bệnh trên vườn mãng cầu Xiêm cho bà con.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện nay, toàn huyện có trên 62 ha mãng cầu Xiêm bị nhiễm bệnh thối rễ, chết cành, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất nhất của Việt Nam (chiếm 47% thị phần), có mức tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp hơn 5 lần về khối lượng và gần 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi, kết hợp với triển khai chặt chẽ kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, với trên 778,2 ngàn tấn, vượt 9,6% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm trước. Đến cuối năm 2014 thực hiện được 1.162 ha giống lúa xác nhận, triển khai được 1.100 ha sản xuất lúa chất lượng cao và 354 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.

Đồng chí Đinh Xuân Bền, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Yên (Quảng Ninh), cho biết: Trước đây người dân chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở khu vực bãi triều và những ruộng cấy lúa kém hiệu quả.

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.