Khẩn Cấp Chống Lũ

Bão chồng bão đã gây mưa như trút ở các tỉnh miền Trung. Các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi khẩn trương chống lũ để cứu người dân và tài sản
Đến chiều 27- 9, tỉnh Quảng Trị đã có 2 người chết do mưa bão, đó là anh Hoàng Công Trực (29 tuổi, ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong) và bà Nguyễn Thị Tịnh (64 tuổi, ở xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng).
Di dân ra khỏi vùng nguy hiểm
Tại Cửa Việt, nhiều đoạn đê, kè bị sóng lớn đánh sập đổ, nhất là khu vực Cảng Xăng dầu Cửa Việt. Lượng mưa đo được tại Hải Sơn là 759 mm, Hải Tân là 591 mm, Cửa Việt là 519 mm. Cầu tràn Ba Lòng thuộc huyện Đakrông bị ngập trên 2 m gây chia cắt, không đi lại được. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính cho biết đã chuẩn bị 24.000 thùng mì ăn liền, 54 tấn gạo, 18.000 chai nước tinh lọc, 19.000 lít xăng, 19.000 lít dầu để sẵn sàng cung ứng khi các địa phương có nhu cầu.
Lập kế hoạch di dời người dân từ nơi thấp lên cao, chằng chống nhà cửa và neo đậu thuyền chắc chắn. Trước đó, đêm 26-9, tỉnh Quảng Trị đã sơ tán 2.000 hộ dân ở các xã ven biển để tránh bão nên không có thiệt hại về người. Còn lúa hè thu mới thu hoạch được 50%, diện tích còn lại bị ngập lũ nặng. Trong mưa bão, sét đánh cháy Trạm Thủy văn Hải Sơn; 2 trạm thủy văn Đakrông, Tân Lâm bị trôi thủy chí đo mực nước.
Tại Nghệ An, núi Pu Căm tại xã Lượng Minh, huyện miền núi Tương Dương xuất hiện một vết nứt lớn, nửa quả núi có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Tương Dương đã sơ tán khẩn cấp dân ra khỏi khu vực núi lở. Tại huyện Con Cuông, trong đợt mưa lũ trước, những xã như Mậu Đức, Thạch Ngàn, Cam Lâm… đã xảy ra nhiều điểm sạt lở. Huyện Con Cuông tiếp tục chú trọng triển khai biện pháp phòng chống lũ quét, sạt lở đất.
Hoa màu bị nhấn chìm
Các huyện miền núi ở Hà Tĩnh có nguy cơ mất trắng diện tích lúa vụ hè thu. Toàn tỉnh chỉ mới thu hoạch được 22.700 ha/41.190 ha. Mực nước trên các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La… lên xấp xỉ báo động I. Trong 2 ngày qua, hơn 1.600 công an, bộ đội xuống các địa phương giúp dân thu hoạch lúa hè thu chạy đua với mưa bão đang đến gần.
Tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nhiều tuyến đường đã bị cuốn trôi. Nặng nhất là tuyến đường quốc phòng ven biển, đoạn đi qua xã Ngư Thủy Bắc, bị chia cắt hoàn toàn. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương sẵn sàng di dời người dân. Ông Dương Đệ Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Lệ Thủy, cho biết đã huy động 8 canô, trên 300 chiếc ghe cùng 97 thuyền máy sẵn sàng ứng phó, di dời người dân. Đến chiều tối cùng ngày, nước sông Kiến Giang tại huyện Lệ Thủy dâng cao, hàng chục hộ dân sống ven sông bị ngập.
Do ảnh hưởng mưa bão, bờ biển Cửa Đại, TP Hội An - Quảng Nam bị sạt lở 500 m, lấn sát vào đường ven biển. Hai ngày qua, UBND TP Hội An đã huy động hơn 200 người và rất nhiều phương tiện chuyên dụng nỗ lực gia cố bờ biển. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức bắn pháo hiệu thông báo bão khẩn cấp tại 3 điểm là cảng Kỳ Hà, Cửa Đại và Cù Lao Chàm.
Tại một số khu vực ven các sông lớn như sông Vệ, Trà Khúc, Trà Bồng và một số nơi trũng thấp của tỉnh Quảng Ngãi, nước đã nhấn chìm hàng ngàn hecta hoa màu. Trong đó, nặng nề nhất là hơn 1.000 ha khoai mì với hơn 20.000 tấn có nguy cơ bị ngập úng
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.