Khẩn Cấp Chống Lũ

Bão chồng bão đã gây mưa như trút ở các tỉnh miền Trung. Các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi khẩn trương chống lũ để cứu người dân và tài sản
Đến chiều 27- 9, tỉnh Quảng Trị đã có 2 người chết do mưa bão, đó là anh Hoàng Công Trực (29 tuổi, ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong) và bà Nguyễn Thị Tịnh (64 tuổi, ở xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng).
Di dân ra khỏi vùng nguy hiểm
Tại Cửa Việt, nhiều đoạn đê, kè bị sóng lớn đánh sập đổ, nhất là khu vực Cảng Xăng dầu Cửa Việt. Lượng mưa đo được tại Hải Sơn là 759 mm, Hải Tân là 591 mm, Cửa Việt là 519 mm. Cầu tràn Ba Lòng thuộc huyện Đakrông bị ngập trên 2 m gây chia cắt, không đi lại được. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính cho biết đã chuẩn bị 24.000 thùng mì ăn liền, 54 tấn gạo, 18.000 chai nước tinh lọc, 19.000 lít xăng, 19.000 lít dầu để sẵn sàng cung ứng khi các địa phương có nhu cầu.
Lập kế hoạch di dời người dân từ nơi thấp lên cao, chằng chống nhà cửa và neo đậu thuyền chắc chắn. Trước đó, đêm 26-9, tỉnh Quảng Trị đã sơ tán 2.000 hộ dân ở các xã ven biển để tránh bão nên không có thiệt hại về người. Còn lúa hè thu mới thu hoạch được 50%, diện tích còn lại bị ngập lũ nặng. Trong mưa bão, sét đánh cháy Trạm Thủy văn Hải Sơn; 2 trạm thủy văn Đakrông, Tân Lâm bị trôi thủy chí đo mực nước.
Tại Nghệ An, núi Pu Căm tại xã Lượng Minh, huyện miền núi Tương Dương xuất hiện một vết nứt lớn, nửa quả núi có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Tương Dương đã sơ tán khẩn cấp dân ra khỏi khu vực núi lở. Tại huyện Con Cuông, trong đợt mưa lũ trước, những xã như Mậu Đức, Thạch Ngàn, Cam Lâm… đã xảy ra nhiều điểm sạt lở. Huyện Con Cuông tiếp tục chú trọng triển khai biện pháp phòng chống lũ quét, sạt lở đất.
Hoa màu bị nhấn chìm
Các huyện miền núi ở Hà Tĩnh có nguy cơ mất trắng diện tích lúa vụ hè thu. Toàn tỉnh chỉ mới thu hoạch được 22.700 ha/41.190 ha. Mực nước trên các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La… lên xấp xỉ báo động I. Trong 2 ngày qua, hơn 1.600 công an, bộ đội xuống các địa phương giúp dân thu hoạch lúa hè thu chạy đua với mưa bão đang đến gần.
Tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nhiều tuyến đường đã bị cuốn trôi. Nặng nhất là tuyến đường quốc phòng ven biển, đoạn đi qua xã Ngư Thủy Bắc, bị chia cắt hoàn toàn. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương sẵn sàng di dời người dân. Ông Dương Đệ Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Lệ Thủy, cho biết đã huy động 8 canô, trên 300 chiếc ghe cùng 97 thuyền máy sẵn sàng ứng phó, di dời người dân. Đến chiều tối cùng ngày, nước sông Kiến Giang tại huyện Lệ Thủy dâng cao, hàng chục hộ dân sống ven sông bị ngập.
Do ảnh hưởng mưa bão, bờ biển Cửa Đại, TP Hội An - Quảng Nam bị sạt lở 500 m, lấn sát vào đường ven biển. Hai ngày qua, UBND TP Hội An đã huy động hơn 200 người và rất nhiều phương tiện chuyên dụng nỗ lực gia cố bờ biển. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức bắn pháo hiệu thông báo bão khẩn cấp tại 3 điểm là cảng Kỳ Hà, Cửa Đại và Cù Lao Chàm.
Tại một số khu vực ven các sông lớn như sông Vệ, Trà Khúc, Trà Bồng và một số nơi trũng thấp của tỉnh Quảng Ngãi, nước đã nhấn chìm hàng ngàn hecta hoa màu. Trong đó, nặng nề nhất là hơn 1.000 ha khoai mì với hơn 20.000 tấn có nguy cơ bị ngập úng
Có thể bạn quan tâm

Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.

Kinh tế biển được xác định là mũi nhọn vô cùng quan trọng đối với Cà Mau. Thế nhưng, với một lượng lớn tàu công suất nhỏ đang ngày đêm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản ven bờ thì vấn đề phát triển bền vững vẫn là bài toán chưa có giải đáp hợp lý. Chuyển đổi ngành nghề nhằm giảm áp lực cho khu vực tái sinh ven biển đang cần thiết và cấp bách để tiến tới mục tiêu giàu lên từ biển.
Phát huy lợi thế là địa phương đầu nguồn, nhiều năm qua, người dân TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phát triển mạnh nghề nuôi cá bè trên sông đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho sự phát triển kinh tế hộ và đóng góp vào tỉ trọng phát triển của kinh tế thị xã.

Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.
Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… chỉ khoảng 50 triệu đồng