Khám phá máy ép bún điều khiển hoạt động bằng mắt quang học

Vốn là thợ cơ khí, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh (thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đã mày mò, chế tạo thành công chiếc máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học.
Anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh bên chiếc máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học đã mang về cho anh giải nhất trong hội thi “Sáng tạo nhà nông” năm 2014 của tỉnh Bình Định.
Theo anh Thanh, máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học giúp giảm nhân công và năng suất cải thiện đáng kể.
Hiện tại, đã có khoảng gần 40 chiếc máy được bán cho người dân làm bún khắp vùng với giá khoảng 19 triệu đồng/máy.
Đối với máy thông thường, khi ép bún cần phải thông qua 1 dụng cụ điều khiển rất bất tiện cho người sử dụng, khi dùng chiếc máy có gắn mắt quang học thì công việc này gần như tự động.
“Khác với các loại máy ép bún số 8 thông thường, loại máy này được trang bị thêm mắt quang học vào phía dưới bộ phận vỉ đưa qua. Về nguyên lý, khi có vật cản (vỉ) tác động thì mắt quang học sẽ điều khiển máy ép hoạt động, ép ra sợi bún rơi xuống vỉ. Sau khi khởi động máy, người thợ chỉ cần đưa vỉ vào và mang bún ra phơi nhanh chóng. Khi không có vỉ phơi tác động, bộ phận cảm biến bằng mắt quang học sẽ tự động nhận biết và điều khiển máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động và chờ đến lượt vỉ phơi khác đưa vào mà không cần phải ngắt công tắc như trước” - anh Thanh cho hay.
Với chiếc máy sáng tạo này, anh Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công lao động, thời gian và tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo chân anh Thanh, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Bảy (50 tuổi, trú thôn Cửu Lợi Tây) để chứng kiến hoạt động của chiếc máy ép bún số 8 có gắn mắt quang học.
Rất gọn gàng, mỗi khi bà vợ ông Nguyễn Bảy đưa tấm vỉ vào máy, những sợi bún tự động chảy xuống vỉ, khi tấm vỉ được rút ra, bún ngưng chảy.
“Trước đây, phải có 4 nhân công mỗi ngày mới làm được 1 tạ bột, ra được 58kg bún khô, nay chỉ cần 2 người đã làm thoải mái, mới đến trưa đã xong công việc cả ngày. Ráo bột xong, bỏ vào khuôn, đưa vào máy; 1 người đứng vỉ hứng bún, 1 người mang vỉ bún đi phơi, gọn trơn. Mỗi ngày làm 1 tạ bột, chỉ ép 10 lần, mỗi lần 12 cục (10kg) là xong. Mỗi cái máy giá 19 triệu đồng với nhà nông phải “gồng” mới mua nổi, nhưng dùng máy rồi mới thấy hiệu quả rất thiết thực”- ông Bảy chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6-6-2014, Hiệp hội dừa Bến Tre phối hợp với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre, UBND xã Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) tổ chức buổi đối thoại giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua dừa trái. Có gần 50 nông hộ trồng dừa trên địa bàn xã Hương Mỹ tham dự.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng đã tổ chức 8 lớp tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật ngành thủy sản, quy chế chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu cho 468 thuyền trưởng, ngư dân trên địa bàn tỉnh; thành lập 75 tổ đội đoàn kết trên biển với 441 tàu cá với tổng số 503 thành viên.

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.