Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khám phá giống dưa gang Yubari King đắt bậc nhất thế giới

Khám phá giống dưa gang Yubari King đắt bậc nhất thế giới
Ngày đăng: 28/09/2015

Yubari King là một giống dưa gang quý hiếm trồng tại tỉnh Yubari (Nhật Bản) được liệt vào danh sách những giống thực vật cần được bảo tồn tại xứ sở hoa anh đào.

Thời kỳ phong kiến Nhật Bản, chỉ có các vua chúa hay người có địa vị cao trong xã hội mới được thưởng thức món dưa thơm ngon bổ dưỡng này.

Hiện nay, dưa gang Yubari King thuần chủng được rao bán trên các trang web tại Nhật với giá cao ngất ngưởng trung bình khoảng 26.000 USD/kg (khoảng 548 triệu đồng).

Yabari King được coi như một món quà xa xỉ vào mùa hè. Mỗi trái dưa sẽ được đóng trong những chiếc hộp gỗ có màu vàng giống vỏ dưa, bên trong có lót xốp và vải trắng.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Yabari là vùng trồng dưa hấu ruột đỏ lớn nhất của Nhật.

Khi hòa bình, người dân Yubari quyết định trồng măng tây và khoai tây thay cho dưa hấu, nhưng hiệu quả kinh tế không được như mong đợi.

Sau đó, một giống dưa được đưa từ châu Âu về, thích hợp với thổ nhưỡng Yubari và được người dân ở đây cải tạo thành giống Yubari King.

Thương hiệu dưa Yubari King chính thức ra đời năm 1950.

Một hợp tác xã được thành lập để thu gom và tiêu thụ sản phẩm dưa Yubari King cho người dân tại đây.

Người trồng không được phép bán trực tiếp cho khách hàng mà phải thông qua hợp tác xã.

Điều này vừa đảm bảo chất lượng dưa, tránh hàng giả, đồng thời giữ mức giá của Yubari King luôn cao ngất ngưởng.

Mỗi trái dưa gang Yabari King đạt tiêu chuẩn phải có hình tròn đều, vân vỏ rõ và mịn.

Loại dưa này có thời gian sinh trưởng cực ngắn do được trồng tại những khu vực thường xuyên có tuyết rơi dày suốt nửa năm.

Đất trồng loại dưa này là một hỗn hợp có thành phần từ tro bụi núi lửa.

Người dân Yabari trồng loại quả trên trong nhà kính, từ tháng 2 khi tuyết tan tới tháng 5 thì thu hoạch. Mùa dưa kết thúc vào tháng 9.

Dưa thu hoạch được chuyển tới hợp tác xã để kiếm tra chất lượng và phân thành 4 loại dựa trên vị ngọt. Những quả quá nhạt hoặc quá ngọt đều bị loại.

Sau đó, dưa Yabari King sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo đến tay người tiêu dùng trong vòng 2-3 ngày sau thu hoạch.

Khi đó, ruột vừa chuyển từ màu xanh sang màu cam và chúng có vị thơm ngon nhất.

Khoản chi phí vận chuyển rất đắt đỏ cũng được tính vào giá bán, vì vậy, giá dưa đã đội lên nhiều lần.

Giống dưa này không chỉ được người Nhật yêu thích mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.


Có thể bạn quan tâm

Cá Cá "Vàng Vi" Về Từ Hoàng Sa

Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…

10/03/2014
Đầu Tư 1 Tỉ Đồng Triển Khai Thí Điểm Việc Đánh Bắt Và Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật Bản Đầu Tư 1 Tỉ Đồng Triển Khai Thí Điểm Việc Đánh Bắt Và Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật Bản

Ngày 8.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết: Triển khai thí điểm việc đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, UBND tỉnh đã đầu tư 1 tỉ đồng cho 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh để mua sắm các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật.

10/03/2014
Sóc Trăng Phát Triển Đàn Bò Sữa Sóc Trăng Phát Triển Đàn Bò Sữa

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

10/03/2014
Nâng Cao Ý Thức Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Nâng Cao Ý Thức Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 8/3, Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 cho gần 600 cán bộ thú y của các trạm thú y trên địa bàn TP.

10/03/2014
Đồng Nai Gỡ Khó Cho Người Chăn Nuôi Đồng Nai Gỡ Khó Cho Người Chăn Nuôi

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, đánh giá dịch cúm gia cầm đang có hiện tượng lây lan. Sau Trảng Bom và Cẩm Mỹ, huyện Vĩnh Cửu là địa phương thứ 3 của tỉnh xuất hiện dịch trên đàn vịt hơn 20 ngàn con.

10/03/2014