Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.
Chị Lượm nhớ lại, ngày ấy chị nuôi 1 con dê nái, dê giống lúc đó chừng 20 kg, giá khoảng 4 triệu đồng, sau đó dê đẻ được 2 con, nhưng không nuôi được. Dù vậy, chị không nản, tiếp tục chăm sóc tốt con dê nái. Không phụ công chị, dê sinh sản đều đều, mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Đến năm 2007, chị bán dê lấy được vốn ban đầu (4 triệu), còn dư mua được 5 con dê lớn, nhỏ để nâng đàn. Chính nhờ kiên trì, nuôi liên tục, vài ba năm nay dê có giá trở lại, nhiều người chạy mua giống để nuôi, còn chị luôn có dê bán giống.
Chị có 3 chuồng, với 35 con dê lớn, nhỏ, trong số này có 5 con dê giống Hòa Lan mặt sọc, to con đang đẻ và 3 con dê giống hậu bị. Chúng đẻ rất "sai", mỗi con đẻ từ 3-5 dê con. Chị Lượm cho biết, dê đẻ 2 năm 3 lứa. Con dê từ ngày đẻ đến 2 tháng phá bầy, dê cái bán vài triệu đồng/con, còn dê đực, nuôi đến 8 tháng bán, nếu được cho ăn dinh dưỡng đầy đủ, dê có trọng lượng từ 35 kg/con trở lên. Chị cho biết, việc làm ăn có chiều hướng thuận lợi và hiệu quả như hiện nay, không mấy chốc chị sẽ khá lên.
Chỉ tính từ đầu năm tới nay, dê xuất chuồng bán được 1 đợt (10 con) thu khoảng 40 triệu đồng (dê giống 2 tháng bán 2-3 triệu đồng/con, tùy tốt-xấu), còn dê thịt bán dao động từ 110.000 - 120.000 đồng/kg dê hơi. Bây giờ trong chuồng còn 18 con dê thịt, bình quân khoảng 25 kg/con, dự kiến sẽ xuất chuồng từ nay đến tết. "3 năm nay thu nhập mỗi năm khoảng từ 90 - 100 triệu đồng tiền dê" - chị Lượm chia sẻ.
Con dê là vật nuôi ăn cỏ, chẳng tốn kém nhiều, vuông vườn rộng, chị trồng nhiều loại cỏ tạo thức ăn tươi. Chính đó là điều kiện thuận lợi giúp cho chị Lượm nuôi dưỡng, chăm sóc tốt để phát triển đàn dê, góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.

Dù mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 mới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng tới thời điểm này, nhiều địa phương thuộc thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đạt chuẩn 19 tiêu chí, trong đó xã Điện Hòa là một ví dụ điển hình.

Từ xuất phát điểm chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chỉ trong vòng 10 năm Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất ở khu vực miền Trung.

Nhằm phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch thành lập mới 30 hợp tác xã (HTX), gồm: 19 HTX nông - lâm nghiệp, 3 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 4 HTX thương mại, 1 HTX vận tải và 3 quỹ tín dụng nhân dân.

Theo Sở NNPTNT Hậu Giang, vụ mía này, nông dân trong tỉnh trồng gần 11.500ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy. Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha, và giá mía đang ở mức cao từ 1.000 - 1.200 đồng/kg.