Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.
Chị Lượm nhớ lại, ngày ấy chị nuôi 1 con dê nái, dê giống lúc đó chừng 20 kg, giá khoảng 4 triệu đồng, sau đó dê đẻ được 2 con, nhưng không nuôi được. Dù vậy, chị không nản, tiếp tục chăm sóc tốt con dê nái. Không phụ công chị, dê sinh sản đều đều, mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Đến năm 2007, chị bán dê lấy được vốn ban đầu (4 triệu), còn dư mua được 5 con dê lớn, nhỏ để nâng đàn. Chính nhờ kiên trì, nuôi liên tục, vài ba năm nay dê có giá trở lại, nhiều người chạy mua giống để nuôi, còn chị luôn có dê bán giống.
Chị có 3 chuồng, với 35 con dê lớn, nhỏ, trong số này có 5 con dê giống Hòa Lan mặt sọc, to con đang đẻ và 3 con dê giống hậu bị. Chúng đẻ rất "sai", mỗi con đẻ từ 3-5 dê con. Chị Lượm cho biết, dê đẻ 2 năm 3 lứa. Con dê từ ngày đẻ đến 2 tháng phá bầy, dê cái bán vài triệu đồng/con, còn dê đực, nuôi đến 8 tháng bán, nếu được cho ăn dinh dưỡng đầy đủ, dê có trọng lượng từ 35 kg/con trở lên. Chị cho biết, việc làm ăn có chiều hướng thuận lợi và hiệu quả như hiện nay, không mấy chốc chị sẽ khá lên.
Chỉ tính từ đầu năm tới nay, dê xuất chuồng bán được 1 đợt (10 con) thu khoảng 40 triệu đồng (dê giống 2 tháng bán 2-3 triệu đồng/con, tùy tốt-xấu), còn dê thịt bán dao động từ 110.000 - 120.000 đồng/kg dê hơi. Bây giờ trong chuồng còn 18 con dê thịt, bình quân khoảng 25 kg/con, dự kiến sẽ xuất chuồng từ nay đến tết. "3 năm nay thu nhập mỗi năm khoảng từ 90 - 100 triệu đồng tiền dê" - chị Lượm chia sẻ.
Con dê là vật nuôi ăn cỏ, chẳng tốn kém nhiều, vuông vườn rộng, chị trồng nhiều loại cỏ tạo thức ăn tươi. Chính đó là điều kiện thuận lợi giúp cho chị Lượm nuôi dưỡng, chăm sóc tốt để phát triển đàn dê, góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.