Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khấm Khá Nhờ Nuôi Chim Cút Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khấm Khá Nhờ Nuôi Chim Cút Ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày đăng: 15/05/2012

Nhiều năm gần đây, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Anh Nguyễn Thế Hòa ở thôn Quảng Thành 2 là một trong những người đầu tiên nuôi chim cút và đã có 18 năm kinh nghiệm theo nghề này. Trước đây, được sự hướng dẫn của người bạn nuôi chim cút ở Đồng Nai, gia đình anh Hòa đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 1.000 con chim cút giống. Sau đợt nuôi này, thấy cho hiệu quả kinh tế, gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích nuôi. Đến nay, trại chăn nuôi cút của anh Hòa rộng hơn 200 m2, với khoảng 200 lồng, nuôi 6.000 con. Mỗi ngày, anh Hòa thu hơn 3.000 trứng. Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng cút của gia đình anh Hòa ổn định. Anh thường bỏ mối ở các chợ, quán ăn ở TP.Vũng Tàu, Long Hải, Xuyên Mộc. Mỗi tháng, từ bán trứng chim cút, anh thu lãi gần 10 triệu đồng.

Ông Lê Việt cũng lân la sang nhà anh Hòa học tập kinh nghiệm nuôi chim cút. Ban đầu, ông ông Việt 2.000 con chim cút đẻ trứng. Sau đó, ôngViệt chuyển sang bán chim cút thịt. Hiện tại, mỗi tháng gia đình ông Việt bán ra khoảng 12.000 con, với giá 47.000 đồng/kg. Ông Việt cho biết, thời gian nuôi chim cút thịt ngắn, khoảng 1 tháng là xuất chuồng. Chim cút của gia đình ông Việt được các thương lái về thu mua tại nhà nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Ông Việt chia sẻ: “Nuôi chim cút đã mang lại kinh tế cho gia đình tôi ngày càng khấm khá”.

Tương tự, thu nhập chủ yếu của gia đình anh Lê Đức cũng nhờ vào việc nuôi chim cút. Trang trại nuôi chim cút của anh Đức có quy mô nhất thôn. Hiện tại, anh Đức đang sở hữu 7.000 con chim cút, anh Đức đủ điều kiện nuôi 4 người con ăn học trong đó có 2 con đang học đại học. Anh Đức cũng vừa xây dựng được một căn nhà khang trang và sắm sửa được nhiều đồ dùng tiện nghi trong gia đình.

Các chủ trại chăn nuôi cút cho biết, vốn bỏ ra ban đầu để mua cút giống về nuôi tương đối thấp, 1.000 con chim cút giống có giá khoảng 5 triệu đồng. Công chăm sóc ít, mỗi ngày chỉ cần cho chim cút ăn một lần vào buổi sáng. Chim cút ít bị dịch bệnh so với các loại vật nuôi khác, người nuôi chim cút chỉ cần giữ chồng trại thoáng mát về mùa hè và ấm cúng về mùa đông.

Qua tìm hiểu được biết, hiện nay trên địa bàn xã Nghĩa Thành, ngoài thôn Quảng Thành 2 còn có một số người dân ở các thôn Quảng Thành 1, Sông Cầu cũng bắt đầu đầu tư nuôi chim cút. Hiệu quả mang lại từ mô hình kinh tế này tương đối khá, nhiều hộ gia đình có kinh tế ổn định, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ sư chân đất Kỹ sư chân đất

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

23/07/2015
Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

23/07/2015
Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.

23/07/2015
Vĩnh Long nuôi cá lồng bè ổn định, cá tra lại thua lỗ Vĩnh Long nuôi cá lồng bè ổn định, cá tra lại thua lỗ

Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.

23/07/2015
Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm

Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

23/07/2015