Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản

Anh Phan Văn Tốt chăn thả đàn dê sinh sản bố mẹ.
Anh Tốt kể: “Tôi nuôi dê từ 10 năm trước.
Lúc đầu, tôi nuôi 6 con dê giống bách thảo, trong đó có 5 con cái và 1 con đực.
Thấy dê phát triển đều, chưa mừng được bao lâu thì khoảng năm 2005 – 2006, giá dê xuống rất thấp.
Các hộ dân xung quanh bán hết, riêng tôi vẫn quyết định giữ lại đàn dê chăm sóc, mong giá dê sẽ khá lên.
Để có tiền sinh sống, tôi mua xe ba gác chạy chở thêm hàng hóa kiếm tiền.
Sau những giờ chở hàng, tôi tận dụng thời gian kiếm các loại lá nho, lá táo về cho đàn dê ăn.
Dần dần đàn dê đã tăng lên vài chục con...”.
Năm 2010, anh Tốt được các cơ quan chức năng hỗ trợ cho 5 con dê giống Boer.
Anh mạnh dạn nhận nuôi thử.
Chỉ trong một thời gian ngắn, dê phát triển nhanh, trọng lượng vượt trội so với giống dê bách thảo.
Anh nghĩ cách nhân giống dê bách thảo với giống dê Boer.
Kết quả rất thành công, đàn dê con lai ra đời với thể trọng như mong muốn.
Hiện trong chuồng gia đình anh Tốt còn 40 con dê, trong đó có 30 con dê lai, 4 con dê đực giống Boer và 6 con dê bách thảo.
Trung bình mỗi năm anh xuất chuồng 30 – 45 con, giá bán thịt 110.000 – 130.000 đồng/kg.
Bình quân mỗi con xuất ra thị trường đem về 1,5 – 2 triệu đồng.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh lãi 50-60 triệu đồng từ nuôi dê.
Tiếng lành đồn xa, anh Tốt liên tục nhận được điện thoại của nông dân trong và ngoài tỉnh đặt mua giống dê lai.
Theo anh Tốt, giống dê lai dễ nuôi hơn các loại dê khác.
Dê lai sinh sản nhanh, mỗi năm đẻ 1,5 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1- 3 con, trọng lượng dê mới đẻ trên 3kg/con, dê trưởng thành trên 60kg.
Chị Nguyễn Bắc Giang Châu – Phó Chủ tịch Hội ND Phước Mỹ chia sẻ, giống dê do anh Tốt lai tạo đang thu hút thị trường.
Đây là giống dê mới cao sản, màu sắc bắt mắt nên các thương lái rất thích mua.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU).

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.
Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.