Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản

Anh Phan Văn Tốt chăn thả đàn dê sinh sản bố mẹ.
Anh Tốt kể: “Tôi nuôi dê từ 10 năm trước.
Lúc đầu, tôi nuôi 6 con dê giống bách thảo, trong đó có 5 con cái và 1 con đực.
Thấy dê phát triển đều, chưa mừng được bao lâu thì khoảng năm 2005 – 2006, giá dê xuống rất thấp.
Các hộ dân xung quanh bán hết, riêng tôi vẫn quyết định giữ lại đàn dê chăm sóc, mong giá dê sẽ khá lên.
Để có tiền sinh sống, tôi mua xe ba gác chạy chở thêm hàng hóa kiếm tiền.
Sau những giờ chở hàng, tôi tận dụng thời gian kiếm các loại lá nho, lá táo về cho đàn dê ăn.
Dần dần đàn dê đã tăng lên vài chục con...”.
Năm 2010, anh Tốt được các cơ quan chức năng hỗ trợ cho 5 con dê giống Boer.
Anh mạnh dạn nhận nuôi thử.
Chỉ trong một thời gian ngắn, dê phát triển nhanh, trọng lượng vượt trội so với giống dê bách thảo.
Anh nghĩ cách nhân giống dê bách thảo với giống dê Boer.
Kết quả rất thành công, đàn dê con lai ra đời với thể trọng như mong muốn.
Hiện trong chuồng gia đình anh Tốt còn 40 con dê, trong đó có 30 con dê lai, 4 con dê đực giống Boer và 6 con dê bách thảo.
Trung bình mỗi năm anh xuất chuồng 30 – 45 con, giá bán thịt 110.000 – 130.000 đồng/kg.
Bình quân mỗi con xuất ra thị trường đem về 1,5 – 2 triệu đồng.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh lãi 50-60 triệu đồng từ nuôi dê.
Tiếng lành đồn xa, anh Tốt liên tục nhận được điện thoại của nông dân trong và ngoài tỉnh đặt mua giống dê lai.
Theo anh Tốt, giống dê lai dễ nuôi hơn các loại dê khác.
Dê lai sinh sản nhanh, mỗi năm đẻ 1,5 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1- 3 con, trọng lượng dê mới đẻ trên 3kg/con, dê trưởng thành trên 60kg.
Chị Nguyễn Bắc Giang Châu – Phó Chủ tịch Hội ND Phước Mỹ chia sẻ, giống dê do anh Tốt lai tạo đang thu hút thị trường.
Đây là giống dê mới cao sản, màu sắc bắt mắt nên các thương lái rất thích mua.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc... khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Từ một loài cây hoang dã, trái chín rụng rơi đầy gốc vào mùa thu mỗi năm, giờ đây quả táo mèo (còn gọi là sơn tra) đang trở thành hàng hóa bán chạy về miền xuôi.

Niên vụ sản xuất muối năm 2015 của diêm dân xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) sắp khép lại.
Theo thống kê của Bộ NN - PTNT, tính đến thời điểm này cả nước có 670.000 ha cà phê, tăng 170.000 ha so với quy hoạch và vượt 70.000 ha so với mục tiêu đặt ra đến năm 2020.