Khai Trương Trung Tâm Phát Triển Ca Cao Bình Phước

Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.
Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước (CDC) và buổi tọa đàm chuyên đề về “Phát triển bền vững ngành hàng ca cao thông qua các mô hình dịch vụ khuyến nông tư nhân” do Dự án Hợp tác Công tư phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam tổ chức.
Ông Đinh Hải Lâm, GĐ Phát triển Ca cao tại Việt Nam (Cty Mars Incorporated), cho biết: Đây là trung tâm thứ 2 sau trung tâm đầu tiên đi vào hoạt động ổn định, phát huy tốt tại huyện Ea Kar (Đăk Lăk); đồng thời đây cũng là một trong những công trình nằm trong dự án hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững Việt Nam - Hà Lan do sự đóng góp trực tiếp của Tập đoàn Mars vào dự án.
Các trung tâm CDC là nơi đào tạo, giúp nông dân thực hành trực tiếp các kỹ thuật canh tác ca cao và là điểm tham quan tiếp cận các mô hình trồng ca cao hiệu quả để nông dân học tập. Đồng thời, CDC cũng chính là đầu mối để xây dựng hệ thống khuyến nông định hướng kinh doanh, nhằm hỗ trợ khuyến khích nông dân trồng ca cao bền vững.
Mỗi CDC sẽ đào tạo và hỗ trợ cho 25 Trung tâm Dịch vụ ca cao (CVC); đồng thời mỗi CVC sẽ có đội ngũ bác sĩ ca cao chuyển giao kỹ thuật canh tác ca cao cho ít nhất 150 nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, Trạm Thú y huyện đã tổ chức phun hóa chất khử trùng và tiêm phòng được 28 ngàn liều vac-xin phòng cúm gia cầm chủng H5N1 Re-6. Dự kiến đến ngày 30-3, Trạm Thú y huyện hoàn thành việc tiêm phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm.

Giá heo lên đỉnh điểm 51-52 ngàn/kg, cứ 1 con heo nặng 1 tạ, sau 4 tháng người nuôi lãi bình quân 1 triệu đồng làm nhiều hộ lại đổ xô vào nuôi.

Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, vụ Hè Thu năm nay, tỉnh ta tiếp tục xây dựng 130 cánh đồng mẫu lớn (CĐML), trong đó có 122 CĐML sản xuất lúa, diện tích 5.000 ha; 5 cánh đồng sản xuất đậu phụng, diện tích 300 ha; 2 cánh đồng mía, diện tích 100 ha và 1 cánh đồng mì, diện tích 50 ha.

Đắk Mil được xem là một trong các địa phương có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt giúp cho các loại cây trồng, vật nuôi phát triển một cách thuận lợi, mang lại năng suất cao. Để hướng tới sự phát triển bền vững, hiện tại, huyện đang đề xuất với ngành chức năng danh sách các nguồn gen cần được bảo tồn trong thời gian tới.

Giá bấp bênh, năng suất phụ thuộc vào thời tiết và dễ bị sâu bệnh tàn phá nên “phong trào” chặt bỏ vườn điều và ca cao để trồng mỳ hoặc cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này liệu có phải là lựa chọn tốt của người nông dân?