Khai Trương Nhà Máy Chế Biến Gia Cầm Hiện Đại

Nhà máy được xây dựng với quy mô 7 ha tại Đức Hòa, tỉnh Long An. Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Ngày 20/12, Công ty TNHH Ba Huân đã chính thức khai trương nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại tại Đức Hòa, Long An.
Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.
Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất trong chế biến thịt gia cầm của thế giới hiện nay.
Để có nguồn nguyên liệu, công ty đã đầu tư trang trại chăn nuôi tại Tân Uyên, Bình Dương với quy mô 18 ha, tổng đầu tư 320 tỷ đồng để nuôi 500.000 con gà cung cấp 400.000 trứng/ngày.
Đồng thời, đầu tư 2 giàn máy xử lý trứng gia cầm tự động hóa 100% của MOBA Hà Lan với công suất xử ký 180.000 trứng/giờ.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.