Khai Trương Nhà Máy Chế Biến Gia Cầm Hiện Đại

Nhà máy được xây dựng với quy mô 7 ha tại Đức Hòa, tỉnh Long An. Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Ngày 20/12, Công ty TNHH Ba Huân đã chính thức khai trương nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại tại Đức Hòa, Long An.
Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.
Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất trong chế biến thịt gia cầm của thế giới hiện nay.
Để có nguồn nguyên liệu, công ty đã đầu tư trang trại chăn nuôi tại Tân Uyên, Bình Dương với quy mô 18 ha, tổng đầu tư 320 tỷ đồng để nuôi 500.000 con gà cung cấp 400.000 trứng/ngày.
Đồng thời, đầu tư 2 giàn máy xử lý trứng gia cầm tự động hóa 100% của MOBA Hà Lan với công suất xử ký 180.000 trứng/giờ.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn đang căng sức đối phó với “mùa đổ bộ của gia cầm lậu”. PV Báo NNVN đã thâm nhập các điểm nóng buôn lậu gia cầm nhức nhối nhất từ trước đến nay. Gia cầm lậu vẫn đổ bộ, tuy nhiên đã giảm so với trước đây.

Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng.

Tháng 10/2013, Cty Đức Thiện chính thức được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu "Chè Suối Giàng Yên Bái". Đây là một trong 2 đơn vị duy nhất được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận được sử dụng nhãn hiệu Chè Suối Giàng. Trước đó, Cty Đức Thiện cũng đã khai trương một cửa hàng bán và giới thiệu chè cổ thụ Suối Giàng tại TP Yên Bái.

Nếu như những năm qua tôm thẻ chân trắng (gọi tắt tôm thẻ) chủ yếu được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL, nay nhiều nông dân ở Đồng Tháp, An Giang… nảy sinh “sáng kiến” khoan giếng tìm nước mặn để nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt. Điều bất ngờ khi có một số hộ trúng đậm, đã cuốn hút nhiều hộ khác làm theo.

Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.