Khai Trương Nhà Máy Chế Biến Gia Cầm Hiện Đại

Nhà máy được xây dựng với quy mô 7 ha tại Đức Hòa, tỉnh Long An. Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Ngày 20/12, Công ty TNHH Ba Huân đã chính thức khai trương nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại tại Đức Hòa, Long An.
Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.
Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất trong chế biến thịt gia cầm của thế giới hiện nay.
Để có nguồn nguyên liệu, công ty đã đầu tư trang trại chăn nuôi tại Tân Uyên, Bình Dương với quy mô 18 ha, tổng đầu tư 320 tỷ đồng để nuôi 500.000 con gà cung cấp 400.000 trứng/ngày.
Đồng thời, đầu tư 2 giàn máy xử lý trứng gia cầm tự động hóa 100% của MOBA Hà Lan với công suất xử ký 180.000 trứng/giờ.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.

Một số bà con ở Trà Vinh đang nuôi một giống tép được coi là có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, loài tép này có khả năng không nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gây hoại tử gan tuỵ. Loài thuỷ sản này có tên là tép bạc bông.

Thậm chí có cây chết dần mà chưa rõ nguyên nhân. Ông ba Mau, nhà ở vồ Pháo Binh cho biết, ông trồng hàng chục cây sầu riêng, những năm đầu cho trái rất sai, nhưng chỉ sau vài năm thì sầu riêng cho trái ít lại và không mang lại hiệu quả kinh tế.

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.

Các doanh nghiệp xuất khẩu và nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đang lo lắng khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có quyết định sơ bộ, cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam được trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam nên DOC áp thuế chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam lên mức rất cao 5,08% - 7,05%. Đây là mức thuế vô cùng bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ.