Khai Thác Vụ Cá Bắc (2013 - 2014) Đạt Sản Lượng Hơn 2,1 Triệu Tấn

Theo báo cáo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tổng sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc (2013 - 2014) đạt 2.161 nghìn tấn, tăng 7,78% kế hoạch và 1,2% so vụ cá Bắc (2012 - 2013);
Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1.197 nghìn tấn, tăng 7,84% kế hoạch và tăng 1,18% so cùng kỳ; khai thác nội địa đạt 64 nghìn tấn, tăng 6,67% kế hoạch và tăng 1,58% so cùng kỳ.
Các địa phương có sản lượng khai tăng khá như: Bình Định tăng 4%, Bình Thuận tăng 7%, Nghệ An tăng 39,51%; Hải Phòng tăng 18,70%, Thanh Hóa tăng 0,78%, Thái Bình tăng 19,6%, Quảng Bình tăng 2,6%, Kiên Giang tăng 4,77%.
Có được thắng lợi này, là nhờ việc triển khai các chính sách, đề án về nghề cá đã và đang được các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền, ngành chức năng ở các địa phương áp dụng có hiệu quả. Cùng đó là hoạt động thiết thực của các tổ đội sản xuất trên biển, tính đến nay cả nước có trên 3.750 tổ đội đánh bắt trên biển với khoảng 22.100 tàu /145.000 lao động (tăng 2.000 tổ đội/13.000 tàu so 2 năm trước).
Ngoài ra, các địa phương trong cả nước cũng đã thí điểm thành lập được trên 50 nghiệp đoàn đánh cá với quy mô lớn và tổ chức điều hành bài bản. Tính từ năm 2010 đến 15/3/2014, cả nước đã huy động khoảng 1.456.744 triệu đồng hỗ trợ, giúp ngư dân khai thác ở các vùng biển xa;
Trong đó, hỗ trợ chi phí nhiên liệu là 1.124.456 triệu đồng, hỗ trợ bảo hiểm là 14.604 triệu đồng, hỗ trợ máy thông tin liên lạc trên tàu được 2.724 chiếc (tương đương 312 triệu đồng), hỗ trợ xây dựng 16 trạm bờ (tương đương 4.778 triệu đồng).
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khai thác vụ các Bắc vẫn còn những tồn tại nhất định, nổi bật là sản lượng khai thác tuy tăng nhưng năng suất đánh bắt, chất lượng và giá bán sản phẩm giảm;
Hệu quả của các nhóm tàu khai thác không cao; hệ thống hậu cần, dịch vụ còn nhiều bất cập, yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất thực tế hiện nay.
Theo đó, để triển khai tốt vụ cá Nam năm 2014, Sở NN&PTNT và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh, thành phố ven biển cần tổ chức tốt việc huy động lực lượng phương tiện nghề nghiệp đánh bắt, tổ chức có hiệu quả việc thực thi các chính sách của Trung ương và địa phương;
Tăng cường công tác quản lý tàu cá, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tham gia quản lý và tổ chức sản xuất nghề cá.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Cả tuần nay, nhiều nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang mất ăn, mất ngủ vì các thương lái thu mua thanh long bán sang Trung Quốc ôm theo số nợ hàng trăm triệu đồng “bỗng dưng mất tích”.

Từ khi hiện diện tại khu vực Tây Nguyên cho đến nay, chưa bao giờ giá hồ tiêu lại cao như niên vụ thu hoạch 2012. Nhiều nông hộ ở các vùng trọng điểm hồ tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc đã vụt trở thành tỷ phú chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đi liền với việc đổi đời mau chóng này là tình trạng phá rừng, phá vườn cà phê để mở rộng diện tích hồ tiêu.