Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn
Sản lượng khai thác thủy sản 10 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt trên 76.300 tấn, đạt gần 87% kế hoạch năm, tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác cá ngừ đại dương được hơn 3.500 tấn.
Cũng trong thời gian qua, Khánh Hòa tập trung triển khai thực hiện Nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ;
Trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho các chủ tàu vay vốn đóng mới và cải tạo tàu đánh bắt xa bờ.
Theo đó, đã có 27 tàu được duyệt cho vay vốn, hiện tại đã có 6 khách hàng được duyệt ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng với số tiền cho vay là gần 30 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 11 tỷ 700 triệu đồng.
Đã hạ thủy được 02 tàu (một tàu vỏ gỗ, một tàu composite) và đưa vào khai thác sử dụng.
Về nuôi trồng thủy sản, trong 10 tháng đầu năm 2015, sản lượng thủy sản nuôi đạt trên 11.200 tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, do diện tích nuôi trồng giảm 9,53%.
Trong đó sản lượng cá nuôi là hơn 2.800 tấn; sản lượng tôm nuôi đạt gần 5000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh.

Việt Nam đã chính thức xuất khẩu gạo từ năm 1989, nhưng cho đến nay vẫn chưa có... thương hiệu - đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn thua kém các nước khác, thậm chí cả nước mới tham gia xuất khẩu là Campuchia.

Từ buôn nấm, chị Nguyễn Thị Huyền, 37 tuổi, ở thôn Thượng Thuận, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) chuyển sang trồng nấm và có những sáng tạo trong nghề.