Khai thác thủy sản tăng trên 4%

Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên trên 1,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, 8 tháng đầu năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể chi phí cho các chuyến đi biển, tạo thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển.
Ở các tỉnh miền trung như Bình Thuận, Phú Yên, cá cơm xuất hiện muộn nhưng sản lượng khá cao, đồng thời giá bán sản phẩm ổn định nhờ nhu cầu xuất khẩu cá cơm khô và nguyên liệu sản xuất nước mắm tiếp tục tăng.
Sản lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm ước đạt 13.975 tấn, trong đó tại Phú Yên, sản lượng cá ngừ 8 tháng đầu năm đạt 3.812 tấn, tăng 13% so cùng kỳ năm trước. Tại Bình Định, sản lượng lũy kế là 6.970 tấn, tăng 10,6 %. Tại Khánh Hòa, sản lượng ước đạt 3.193 tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,2 triệu tấn, tuy nhiên, các vật nuôi thủy sản chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, tôm thẻ chân trắng... đang có chiều hướng sụt giảm sản lượng.
Tình hình sản xuất cá tra trong tháng khá trầm lắng, nhu cầu cá tra nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến không cao. Giá cá tra hiện nay vẫn đang duy trì ở mức thấp là 20.000 đồng/kg, xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra có hiệu quả nên vẫn đang tiếp tục thả nuôi như tại Đồng Tháp: diện tích thả nuôi đạt 1.700 ha, tăng 9,3%; An Giang: diện tích đạt 937 ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích nuôi cá tra 8 tháng ước đạt 6.315 ha, tăng 2%; sản lượng ước đạt 740.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.000 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 160.000 tấn, giảm 4%.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn giống. Theo nhiều người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, địa phương có số lượng người nuôi lớn nhất huyện, số tôm giống vào thời điểm này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm trước.

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.

Thời tiết nắng liên tục thuận lợi cho thương lái ở xã Mỹ Đức (An Giang) trong việc phơi ớt khô bán sang Campuchia. Chị Nguyễn Ngọc Hiền, một thương lái có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề phơi ớt khô, cho biết: Gia đình chị đang phơi khoảng 15 tấn ớt. Ớt tươi được mua với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg và phơi trong 7 ngày nắng là có thể bán cho các thương lái với giá dao động từ 56.000 - 60.000 đồng/kg. Ước tính bình quân mỗi ký ớt khô thu lãi từ 1.500 - 2.000 đồng. Một tấn ớt khô thương lái thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.