Khai thác thủy sản đang thuận lợi

Sản lượng khai thác thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,07 triệu tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1,02 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Các nghề câu, lưới kéo, vó, mành, vây, lồng bẫy, chụp mực đóng góp phần lớn vào sản lượng khai thác thủy sản.
Sản lượng khai thác cá ngừ tăng ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú yên và Bình Định. Trong đó, Phú Yên ước đạt 2.800 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định ước đạt 3.355 tấn, tăng 1,6 % so với cùng kỳ năm trước; Khánh Hòa ước đạt 1.170 tấn, tăng 10 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa cao do công nghệ bảo quản hạn chế, giá bán sản phẩm thấp, nên ngư dân không có lãi thậm chí còn thua lỗ. Nhiều tàu câu cá ngừ đang phải nằm bờ hoặc chuyển sang nghề đánh bắt khác. Giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa dao động ở mức: 95.000 - 110.000 đồng/kg.
Tại Phú Yên giá cá ngừ mua xô hiện chỉ 110.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg so với đầu vụ, cá loại 2 chỉ 80.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, xuất khẩu các ngừ cũng sụt giảm ảnh hưởng đến việc thu mua của các doanh nghiệp.
Còn về nuôi trồng, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 4 ước đạt 240.000 tấn, giảm 0,4 % so với cùng kì năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm tăng 1,5% so với cùng kỳ, đạt 750.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.

Trong khi các nhà quản lý du lịch, các công ty lữ hành than phiền về sự khan hiếm sản phẩm lưu niệm Quảng Nam thì tại không ít điểm du lịch, việc bày bán sản phẩm ngoại nhập diễn ra công khai gây ảnh hưởng đến thương hiệu làng nghề xứ Quảng.

Du lịch phát triển đã giúp nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hồi sinh, trở thành điểm tham quan của khách. Tuy nhiên, du lịch cũng mang đến những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn liên quan đến lợi ích.

Những ngày này, nhiều hộ dân ở các xã ven sông của huyện Duy Xuyên đang khẩn trương thu hoạch vụ tôm cuối cùng trong năm 2015 nhằm tránh thất thoát do mưa lũ gây ra. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi này không cao do sản lượng sụt giảm cùng giá bán thấp hơn các vụ trước.

Nhờ đẳng sâm, đời sống của người dân xã A Xan (huyện Tây Giang) từng bước được gỡ khó, dần đi vào ổn định.