Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà
Ngày đăng: 11/05/2012

Bỏ nuôi lợn trắng gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn, Đà Bắc (Hòa Bình) hướng đến nuôi lợn rừng lai.

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ là một trong những hộ được dự án chọn triển khai mô hình. Trước đây, anh chọn giống lợn trắng để nuôi. Mỗi năm, gia đình thu nhập nuôi lợn từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Anh cho biết: do đường xa, đi lại khó khăn nên giá thịt lợn thương phẩm ở đây thường bị tư thương ép giá thấp hơn ngoài thị trấn 5 giá. Được dự án đầu tư nuôi lợn địa phương, gia đình được nuôi 3 con. Trong đó, 2 con cái lợn địa phương và 1 con lợn rừng. Hiện nay, con lợn cái đang chửa, sắp đẻ. Anh cho biết thêm: Thức ăn cho lợn không phải mua, chủ yếu là măng, củ, quả có sẵn trong vườn và trong rừng. Điều kiện chăm sóc đơn giản, phù hợp với người miền núi. ông Đặng Văn Bình, Trưởng xóm Phủ cho biết: Từ khi có dự án đã thay đổi hẳn cách chăn nuôi của các hộ dân. Nhiều hộ đã xác định đây là thế mạnh của phát triển kinh tế hộ gia đình, đầu tư chuồng trại để tập trung hướng phát triển kinh tế bằng chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng hướng đến lựa chọn những thực phẩm sạch không nuôi công nghiệp, không chất tạo nạc nên sản phẩm thịt lợn rừng lai đang là lựa chọn của người tiêu dùng. Đây là một nghề chăn nuôi mới đầy hứa hẹn cho người dân trong tỉnh, đầu tư thấp, thị trường tiềm năng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, rủi ro ít, sức cạnh tranh với thịt lợn công nghiệp cao. Việc nuôi được giống lợn rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ nguồn gen các giống lợn bản địa vốn đang đứng trước tình trạng bị mai một, hạn chế săn bắt lợn rừng tự nhiên. Bên cạnh những hộ có trang trại chăn nuôi theo phương thức bán hoang dã, các hộ trồng rừng cây gỗ lớn, rừng cây nguyên liệu đã trưởng thành có thể kết hợp nuôi lợn thả rông dưới tán rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với rừng.

Có thể bạn quan tâm

Quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm vùng miền Quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm vùng miền

Việc xây dựng hệ thống nhận diện, tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đối với một số sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam là hướng đi cấp bách hiện nay.

16/10/2015
Phong trào thực dưỡng Phong trào thực dưỡng

Phương pháp thực dưỡng, gọi dễ hiểu là tập “dưỡng sinh thông qua ăn uống”, ngày càng có nhiều người trẻ đi theo phong trào này.

17/10/2015
Ra khơi mùa biển động Ra khơi mùa biển động

Ngư dân trên địa bàn tỉnh đang hối hả ra khơi, bước vào vụ cá bắc (từ ngày 1.10.2015 đến 31.3.2016). Trong mùa biển động này, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện là ưu tiên hàng đầu.

17/10/2015
Cá sặc nuôi ế ẩm Cá sặc nuôi ế ẩm

Những ngày qua, người nuôi cá sặc (cá chẻm) ở các xã Tam Xuân 1, Tam Hòa (huyện Núi Thành), thôn Tân Phú (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) chạy ngược xuôi tìm mối bán cá sặc nuôi đã quá kỳ thu hoạch…

17/10/2015
Quảng Nam có 4 sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia Quảng Nam có 4 sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia

Sở Công Thương cho biết, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015 vừa công bố 100 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.

17/10/2015