Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Thác Rừng Non, Thiệt Kép

Khai Thác Rừng Non, Thiệt Kép
Ngày đăng: 22/08/2014

Bình Định là tỉnh có phong trào trồng rừng SX khá mạnh, hiện trên địa bàn tỉnh này có đến 105.000 ha rừng trồng, hằng năm khai thác từ 8.000-10.000 ha.

Tuy nhiên, do hầu hết người trồng đều khai thác rừng non (trước khu kỳ) nên sản lượng đạt kém, giá bán cũng thấp.

Khai thác không màng chu kỳ

Về huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) trong những ngày này, chúng tôi chứng kiến không khí rộn rã ở từng cánh rừng trồng. Nơi thu hoạch, nơi đốt thực bì chờ có mưa là bắt tay vào trồng mới. Nhìn thấy nhiều diện tích rừng keo trông còn rất non nhưng vẫn đang được khai thác, tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao cây rừng còn bé tẹo thế mà đã khai thác?”.

Người đàn ông đang cầm chiếc cưa lia gọn từng cây keo chỉ to bằng cổ tay, nói: “Mới trồng hơn 4 năm thì làm gì có cây to. Còn vì sao cây nhỏ mà vẫn khai thác thì chỉ chủ rừng mới biết, tui chỉ là người làm công”.

Chị Liễu, 1 chủ hộ trồng rừng ở xã Canh Vinh (Vân Canh), bộc bạch: “Chu kỳ rừng trồng là 7 năm mới đến tuổi khai thác, thế nhưng hầu hết những cánh rừng ở đây trồng chỉ 4, 5 năm là khai thác hết”.

Tìm hiểu vì sao rừng bị khai thác non, chúng tôi được hầu hết những hộ trồng rừng ở Vân Canh cho biết nhiều nguyên nhân: Người bảo thiếu vốn đầu tư, cần tiền để chi tiêu; người thì bảo thị trường tiêu thụ bây giờ ớn lắm, nay được giá không bán biết đâu mai mốt hạ thấp chỉ có toi.

Có người lo sợ mùa nắng nóng, cháy rừng đang xảy ra khắp nơi, để ráng đúng chu kỳ nếu bắt phải 1 mồi lửa thì công cốc; cũng có người cho rằng giống cây lâm nghiệp bây giờ trôi nổi lắm, do mua phải giống rởm nên rừng không có khả năng kéo dài chu kỳ, phải khai thác sớm…

Ông Trần Lê Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định cho biết, theo nghiên cứu của ngành lâm nghiệp Việt Nam, không chỉ ở Bình Định, mà hiện nay đang có đến 80% chủ rừng trong cả nước, đặc biệt là các hộ gia đình bán rừng non, mặc dù họ biết rất rõ về lợi ích kinh tế mà rừng trồng có thể mang lại nếu kéo dài chu kỳ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Định, cho biết thêm: Rừng trồng mới 4-5 tuổi mà đã khai thác thì chỉ có bán dăm. Hiện nay nhà máy dăm đang mọc đầy trong khu vực.

Riêng khu vực Nam Trung bộ chỉ có trên 500 nghìn ha rừng trồng mà mỗi năm lượng dăm gỗ xuất khẩu quy gỗ tròn lên đến 5,3 triệu m3, điều này cho thấy các nhà máy dăm trong khu vực luôn đói nguyên liệu, nên các chủ rừng trồng hiện chỉ chú tâm bán gỗ cho các nhà máy dăm nên vô tư khai thác rừng non.

“Có chủ rừng còn chủ động trồng rừng bán gỗ dăm nên không tuân thủ quy cách trồng rừng từ 1.600-2.000 cây/ha mà trồng rất dày, từ 2.500-3.000 cây/ha, sau đó chỉ 4-5 năm là khai thác cây non bán cho các nhà máy dăm”, ông Dũng nói.

Thiệt kép

“Rừng trồng thường phát triển mạnh vào những năm cuối chu kỳ. Do đó, nếu những cánh rừng trồng kéo dài chu kỳ đến 8-10 năm mới khai thác thì sản lượng có thể đạt từ 250-300 tấn/ha, vì lúc ấy toàn bộ cây đã to. Khi ấy, sản phẩm lại được bán giá cao để làm nguyên liệu chế biến đồ gỗ, người trồng sẽ được lãi kép”, ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bình Định.

Hiện nay, các nhà máy dăm trong tỉnh Bình Định thu mua gỗ rừng trồng với giá 1,1 triệu đồng/tấn. Để bán được gỗ rừng, người trồng phải tốn các khoản chi phí: công khai thác 140.000đ/tấn, tiền công vận chuyển 120.000đ/tấn. Theo các chủ hộ rừng trồng, với giá này người trồng có lãi không đáng kể.

Trong khi đó, cũng là gỗ rừng trồng, nhưng khai thác đúng chu kỳ, rừng cho cây gỗ to từ 15cm trở lên được các doanh nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu trên địa bàn Bình Định thu mua đến 1,5 triệu đồng/tấn để làm nguyên liệu.

Thế nhưng do hầu hết rừng trồng đều bị khai thác non bán cho các nhà máy dăm nên chẳng có để thu mua, nguyên liệu đành trông chờ vào nguồn nhập khẩu. So sánh 2 mức giá trên cho thấy, mỗi tấn sản phẩm, các chủ rừng đã phải chịu thất thu 400.000đ.

Không chỉ vậy, khai thác non, rừng bị mất sản lượng rất nhiều. Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, ông Trần Lê Huy, cho biết thêm: “Tại Bình Định hiện nay cũng có diện tích rừng trồng cho năng suất 120 tấn/ha, nhưng đó là cánh rừng đẹp, ở nơi đất bằng, hầu hết do những công ty lâm nghiệp trồng và đầu tư.

Những diện tích rừng do hộ gia đình trồng, nếu khai thác đúng chu kỳ 7 năm thì năng suất đạt được từ 80-85 tấn/ha. Còn nếu mới 4-5 năm đã khai thác thì năng suất chỉ chừng 60-65 tấn/ha”.

Vấn đề các chủ rừng khai thác rừng non bán cho các nhà máy dăm đã khiến lãnh đạo tỉnh Bình Định “đau đầu”, vì bán rừng non giá đã thấp, lại mất sản lượng, bên cạnh đó mất đi nguồn nguyên liệu lớn cho ngành chế biến lâm sản của tỉnh với gần 170 doanh nghiệp đang hoạt động.

Thế nhưng hiện nay, để khuyến khích người trồng kéo dài chu kỳ cho những cánh rừng để sản lượng được tăng cao, bán được giá cao hơn vẫn đang còn là vấn đề nan giải!


Có thể bạn quan tâm

Đồng Văn Đột Phá Cải Tạo Đàn Bò Bằng Thụ Tinh Nhân Tạo Đồng Văn Đột Phá Cải Tạo Đàn Bò Bằng Thụ Tinh Nhân Tạo

Xác định phát triển chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia súc trên địa bàn phát triển, trong đó phải kể đến việc hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).

03/11/2014
Quản Lý, Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Ở Tân Sơn Quản Lý, Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Ở Tân Sơn

Đây là địa bàn rộng, phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, tài nguyên rừng phong phú có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đất sản xuất của nhân dân dần bị thu hẹp, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp.

03/11/2014
Tập Trung Chăm Sóc Cây Vụ Đông Tập Trung Chăm Sóc Cây Vụ Đông

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.

03/11/2014
Mong Chính Sách Mong Chính Sách "Sống" Cùng Ngư Dân

Chính sách phát triển thủy sản không chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của ngư dân, mà còn tiếp sức cho họ vững tin khi là những cột mốc chủ quyền trên các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng để những chính sách ấy có sức sống và là “bà đỡ” của ngư dân thì tiền thôi, chưa đủ.

03/11/2014
Doanh Nghiệp Gắn Kết Với Nhà Nông, Tích Cực Hỗ Trợ Nông Dân Làm Giàu Doanh Nghiệp Gắn Kết Với Nhà Nông, Tích Cực Hỗ Trợ Nông Dân Làm Giàu

Với phương châm kinh doanh cùng nông dân và mục tiêu hướng đến nông nghiệp-nông thôn nên Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã chủ động xây dựng Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà với nhiệm vụ thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Hướng Hoá với giá rẻ, thích hợp nhiều loại cây trồng và Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trồng sắn ở vùng miền núi.

03/11/2014