Khai Thác Có Tính Hủy Diệt Tài Nguyên, Nguồn Lợi Biển Phạt Đến 150 Triệu Đồng

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành, hành vi sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển sẽ bị phạt tiền từ 80-150 triệu đồng.
Mức phạt trên cũng áp dụng đối với một trong các hành vi: Xả, thải các chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác... xuống vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng trên biển quá thời gian phải xử lý.
Phạt tiền từ 50-80 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
Phạt nặng hành vi đổ chất thải nguy hại xuống các vùng biển, đảo, thềm lục địa
Đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định; đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 150-250 triệu đồng.
Phạt tiền từ 250-500 triệu đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.
Đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
Vi phạm quy định về an toàn hàng hải phạt đến 50 triệu đồng
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt với vi phạm quy định về an toàn hàng hải. Theo đó, phạt tiền từ 8-10 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm các quy tắc hành trình: Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định; không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển.
Đối với một trong các hành vi: Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển; làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng.
Đối với hành vi tàu thuyền không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Có thể bạn quan tâm

Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.

Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.

Ngày 13-5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận được thông báo của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu cho biết, đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống chuyên môn và kiểm soát thương mại (TRACES) do Cục này cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.

Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) và GlobalG.A.P đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc triển khai biên bản ghi nhớ (MoU) trong Hội chợ thủy sản toàn cầu tại Brussels, Bỉ.

Ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy, 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam NK 363 triệu USD nguyên liệu thủy sản, tăng hơn 100% so với cùng kỳ 2014.