Khai thác cát lòng sông Lô lợi ích của người dân bị bỏ ngỏ đình chỉ tạm dừng khai thác tại 1,51ha đất tranh chấp

Công văn đình chỉ tạm thời 1,51ha tranh chấp của người dân xã Tử Đà với Cty Thái Sơn.
Trước đây, chính quyền sở tại và các ban, ngành liên quan luôn khẳng định 1,51ha đất sản xuất của người dân khu 3, xã Tử Đà nằm trong khu mỏ của Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn – Bộ Quốc phòng (Cty Thái Sơn), không phải đất bãi mà là diện tích mặt nước.
Sau loạt bài điều tra, phản ánh sự việc một cách khách quan, chính xác bảo vệ quyền lợi người dân của Báo Kinh tế nông thôn, ngày 7/9/2015, UBND tỉnh Phú Thọ đã có Công văn số 3727/UBND-KT4 về việc tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi của Cty Thái Sơn tại diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh. Cụ thể:
Một là, yêu cầu Cty Thái Sơn tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi tại diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, khu 3, xã Tử Đà.
Hai là, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Phù Ninh xem xét, xử lý nội dung kiến nghị của các hộ dân liên quan đến diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, xã Tử Đà; thống nhất biện pháp giải quyết, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo các nội dung văn bản này đến Cty Thái Sơn và yêu cầu công ty chấp hành việc tạm dừng khai thác khu vực diện tích 1,51ha theo đúng chỉ giới, tọa độ đã kiểm tra và thống nhất.
Ba là, giao Công an tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý; tăng cường lực lượng tuần tra, phối hợp với chính quyền cơ sở vận động, giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật.
Bốn là, yêu cầu UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo UBND xã Tử Đà và các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động số hộ dân trên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không để xảy ra các hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự.
Kịp thời báo cáo với cấp ủy cùng cấp để tăng cường, vận động nhân dân không vi phạm pháp luật, không để xảy ra phức tạp về an ninh trật tự”.
Chỉ đạo là thế, song theo phản ánh của người dân khu 3 có đất sản xuất trong diện tích tranh chấp 1,51ha thì Cty Thái Sơn vẫn đang tiến hành khai thác lén lút.
Thậm chí “khi chúng tôi ra “giám sát” việc thực hiện văn bản chỉ đạo của tỉnh với Cty Thái Sơn thì bị một nhóm khoảng 10 người dồn thuyền chúng tôi lại, trong đó có hai đồng chí công an huyện”, anh K., (xin được giấu tên) cho biết.
Sự việc không chỉ dừng ở đó, cách hành xử của Cty Thái Sơn như thế nào, những chỉ đạo của các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ có “thấu tình đạt lý”, Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm

Từ giống bơ Booth có nguồn gốc ngoại nhập, anh Nguyễn Khắc Ngữ (thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh, H.Đắk Mil, Đắk Nông) đã tạo cho mình hướng làm giàu mới giữa vùng đất chuyên canh cà phê.

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).

Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.

Thanh tra Sở NN&PTNT thành phố đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hơn 2,7 tấn và gần 200 lít thuốc thú y, hóa chất xử lý trong môi trường nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, sau khi có tin áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các DN chế biến thủy sản trên địa bàn đã đồng loạt giảm giá mua tôm nguyên liệu.