Khai thác cát lòng sông Lô lợi ích của người dân bị bỏ ngỏ đình chỉ tạm dừng khai thác tại 1,51ha đất tranh chấp

Công văn đình chỉ tạm thời 1,51ha tranh chấp của người dân xã Tử Đà với Cty Thái Sơn.
Trước đây, chính quyền sở tại và các ban, ngành liên quan luôn khẳng định 1,51ha đất sản xuất của người dân khu 3, xã Tử Đà nằm trong khu mỏ của Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn – Bộ Quốc phòng (Cty Thái Sơn), không phải đất bãi mà là diện tích mặt nước.
Sau loạt bài điều tra, phản ánh sự việc một cách khách quan, chính xác bảo vệ quyền lợi người dân của Báo Kinh tế nông thôn, ngày 7/9/2015, UBND tỉnh Phú Thọ đã có Công văn số 3727/UBND-KT4 về việc tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi của Cty Thái Sơn tại diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh. Cụ thể:
Một là, yêu cầu Cty Thái Sơn tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi tại diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, khu 3, xã Tử Đà.
Hai là, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Phù Ninh xem xét, xử lý nội dung kiến nghị của các hộ dân liên quan đến diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, xã Tử Đà; thống nhất biện pháp giải quyết, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo các nội dung văn bản này đến Cty Thái Sơn và yêu cầu công ty chấp hành việc tạm dừng khai thác khu vực diện tích 1,51ha theo đúng chỉ giới, tọa độ đã kiểm tra và thống nhất.
Ba là, giao Công an tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý; tăng cường lực lượng tuần tra, phối hợp với chính quyền cơ sở vận động, giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật.
Bốn là, yêu cầu UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo UBND xã Tử Đà và các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động số hộ dân trên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không để xảy ra các hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự.
Kịp thời báo cáo với cấp ủy cùng cấp để tăng cường, vận động nhân dân không vi phạm pháp luật, không để xảy ra phức tạp về an ninh trật tự”.
Chỉ đạo là thế, song theo phản ánh của người dân khu 3 có đất sản xuất trong diện tích tranh chấp 1,51ha thì Cty Thái Sơn vẫn đang tiến hành khai thác lén lút.
Thậm chí “khi chúng tôi ra “giám sát” việc thực hiện văn bản chỉ đạo của tỉnh với Cty Thái Sơn thì bị một nhóm khoảng 10 người dồn thuyền chúng tôi lại, trong đó có hai đồng chí công an huyện”, anh K., (xin được giấu tên) cho biết.
Sự việc không chỉ dừng ở đó, cách hành xử của Cty Thái Sơn như thế nào, những chỉ đạo của các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ có “thấu tình đạt lý”, Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện ở thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn, Yên Bái) từ năm 1991, giờ đây chăn nuôi thuỷ đặc sản ba ba đang trở thành một nghề mang lại thu nhập tiền tỷ. Nhiều gia đình ở đây có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, xây dựng được nhà cửa khang trang cũng là nhờ nuôi ba ba.

Với những lợi thế về giá, khả năng kháng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã ở thôn Trung Nghĩa, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm.

Đến nay, 19/19 Hội ND các xã, thị trấn ở huyện Mường Tè đã hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017, bảo đảm thời gian, cơ cấu cán bộ Ban chấp hành hội

Mướp đắng (khổ qua) trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa. Nếu áp dụng màng phủ nông nghiệp sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.

Tháng 3/2012, Phòng Kinh tế thị xã đã triển khai thí điểm mô hình cá rô phi đơn tính trên diện tích 1 ha tại 3 bản Thành Công, Phan Lìn và Séo Sin Chải của xã San Thàng. 10 hộ gia đình tham gia chương trình, Doanh nghiệp tư nhân Đức Thắng cung cấp giống.