Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16

Hội chợ thu hút hơn 170 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 300 gian hàng, trưng bày sản phẩm trên diện tích hơn 10.000 m2.
Sáng ngày 6/8, Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (VietFish) lần thứ 16 năm 2014 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hội chợ thu hút hơn 170 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 300 gian hàng, trưng bày sản phẩm trên diện tích hơn 10.000 m2. Trong đó có nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Singapore, Indonesia và các nước châu Âu, hiện đang là những đối tác thương mại hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản nước ta tìm thêm đối tác, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch 7 tỷ USD trong năm nay.
Hội chợ cũng là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người nông dân ngồi lại với nhau để chia sẻ thông tin nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản của nước ta trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương cam kết, Bộ Công thương sẽ cùng với Hiệp hội thủy sản Việt Nam, các bộ ngành có liên quan và chính quyền địa phương và đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam nỗ lực quảng bá và xây dựng thương hiệu, nhằm phát triển bền vững thị trường của thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng thời điểm này đang giảm mạnh khiến cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.