Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.
Đến dự khai giảng lớp tập huấn có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Dự án, lãnh đạo TTKN-KN, đại diện Trung tâm Giống Nông nghiệp - Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giá Rai, Trạm KN-KN huyện Rai, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Gía Rai, chính quyền địa phương cùng 60 bà con nông dân 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A tham dự (mỗi lớp 30 nông dân).
Tại buổi khai giảng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Dự án GIZ khai thông ý nghĩa và tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Phương Hùng, phó Giám đốc TTKN-KN, triển khai một số vấn đề liên quan đến lớp tập huấn như: kinh phí, nội quy của lớp, thời gian học, trợ huấn cụ phục vụ cho công tác học tập và gỉảng dạy. Theo kế hoạch mỗi lớp gồm 8 ngày (1 ngày khai giảng, 1 ngày tổng kết, 6 ngày học trên lớp và thực hành).
Lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ thuật cho bà con nông dân canh tác lúa trên đất nhiễm mặn. Nông dân trực tiếp sản xuất những giống lúa có khả năng chịu mặn ngay trên đồng đất của mình để chọn những giống thích hợp nhất, có năng suất, nhằm giảm rủi ro, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống. Đặc biệt là ứng phó trước tình hình thời tiết biến đổi bất thường như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 25-6, sau 9 ngày ra khơi khai thác, tàu cá composite SG 93666 TS của Công ty Tư vấn và Đóng tàu Việt Nhật (gọi tắt là Công ty Việt Nhật) đã cập cảng Hòn Rớ, TP. Nha Trang, mang về 25 con cá ngừ đại dương. Để nâng cao sản lượng, chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty đã áp dụng nhiều công nghệ khai thác, bảo quản hiện đại.

Mảnh đất xứ Nghệ vốn rất khắc nghiệt, thế nên “trồng cây gì, nuôi con gì” cho phù hợp là cả một vấn đề.

Vùng nuôi tôm nước lợ tại các huyện vùng Hạ tỉnh Long An trong những năm qua phát triển khá nhanh về diện tích và đối tượng nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, dù đã trải qua thời gian khá dài nhưng nhìn chung việc áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm của người dân vẫn còn nhiều mặt hạn chế, mô hình nuôi còn nhỏ lẻ, nguồn nước trong vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh luôn đe dọa ở mức độ cao.

Nuôi ếch Thái Lan, gia đình anh Giáp Văn Bảo (SN 1984), thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cung cấp giống và ếch thịt ra thị trường.

Sở NN-PTNN vừa tổ chức cuộc họp công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu), đồng thời lấy ý kiến của người nuôi đóng góp cho phương án di dời, bố trí sắp xếp các hộ nuôi thủy sản tại khu quy hoạch trên sông Chà Và.