Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Các học viên khi tham gia lớp học sẽ được học miễn phí, được cấp tài liệu, tập, viết học tập theo chi phí Nhà nước hỗ trợ.
Thời gian học trong 17 ngày, bắt đầu từ ngày 18/6/2015. Các học viên sẽ được giáo viên hướng dẫn kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh trong ao đất, cách chăm sóc nuôi dưỡng tôm, chọn giống, thức ăn; hướng dẫn cách làm ao nuôi; biện pháp phòng và điều trị các bệnh thường xảy ra trên tôm càng xanh như: Tôm bị đóng rong, tôm bị đen mang… Cuối khóa học, các học viên sẽ được kiểm tra và được Trung tâm giống thủy sản An Giang cấp chứng chỉ nghề.
Việc mở lớp dạy nghề nhằm thực hiện tốt đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp các hộ nuôi tôm trang bị thêm những kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh giảm 3,7% hộ nghèo so với năm 2013. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ, trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai tại địa phương, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, dự án Giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB)...

Trên thế giới, thực phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi, như: sữa, thịt, trứng, cá, rau quả... đến thực phẩm chế biến. Tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ phổ biến với người dùng chủ yếu là gạo, rau quả và một số loại thực phẩm chế biến nhập khẩu.