Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ

Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ
Ngày đăng: 21/11/2013

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Theo thống kê của Trung tâm, khoảng 9.000 bịch nấm linh chi, 60.000 cây giống lâm nghiệp, cây hoa chuẩn bị Tết, nhiều chậu giống hoa đầu dòng bị ngập nước; hàng tấn chế phẩm vi sinh, 20 tấn nguyên liệu trồng nấm linh chi, nấm sò cũng bị ngập nước, hư hại. Ngoài ra, nước ngập xung quanh hệ thống phòng cấy mô, môi trường ẩm thấp gây nguy cơ nhiễm bệnh cho hàng trăm bình giống gốc lưu trữ các loại cây cấy mô (bạch đàn, keo lai, các loại hoa phong lan, hoa cúc, mía, chuối cao sản…). Ước tính, thiệt hại hơn 500 triệu đồng.

Hiện nay, tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm, nước vẫn chưa rút hết, Trung tâm đang huy động nhân lực để thống kê mức thiệt hại và tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả sau lũ. Ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định, cho biết: “Hầu như tất cả các giống cây cấy mô, các giống hoa phục vụ Tết và mô hình trồng nấm linh chi đều bị thiệt hại hoàn toàn. Tuy nhiên, điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh cho hàng trăm bình giống gốc cây cấy mô còn lại. Vì vậy, thiệt hại vẫn chưa thể tính hết được. Hiện tại, Trung tâm đang tiến hành rửa bùn, dọn dẹp, rải vôi khử trùng, phun thuốc phòng ngừa bệnh cho cây, sửa chữa lò hấp và các thiết bị cần thiết khác để nhanh chóng hoạt động trở lại”.


Có thể bạn quan tâm

Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nghịch lý thức ăn nhập ngoại Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nghịch lý thức ăn nhập ngoại

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?

24/07/2015
Chăn nuôi bò mô hình giảm nghèo hiệu quả Chăn nuôi bò mô hình giảm nghèo hiệu quả

Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

24/07/2015
Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.

24/07/2015
Khóm Tắc Cậu hút hàng Khóm Tắc Cậu hút hàng

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.

24/07/2015
Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.

24/07/2015