Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.
Theo thống kê của Trung tâm, khoảng 9.000 bịch nấm linh chi, 60.000 cây giống lâm nghiệp, cây hoa chuẩn bị Tết, nhiều chậu giống hoa đầu dòng bị ngập nước; hàng tấn chế phẩm vi sinh, 20 tấn nguyên liệu trồng nấm linh chi, nấm sò cũng bị ngập nước, hư hại. Ngoài ra, nước ngập xung quanh hệ thống phòng cấy mô, môi trường ẩm thấp gây nguy cơ nhiễm bệnh cho hàng trăm bình giống gốc lưu trữ các loại cây cấy mô (bạch đàn, keo lai, các loại hoa phong lan, hoa cúc, mía, chuối cao sản…). Ước tính, thiệt hại hơn 500 triệu đồng.
Hiện nay, tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm, nước vẫn chưa rút hết, Trung tâm đang huy động nhân lực để thống kê mức thiệt hại và tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả sau lũ. Ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định, cho biết: “Hầu như tất cả các giống cây cấy mô, các giống hoa phục vụ Tết và mô hình trồng nấm linh chi đều bị thiệt hại hoàn toàn. Tuy nhiên, điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh cho hàng trăm bình giống gốc cây cấy mô còn lại. Vì vậy, thiệt hại vẫn chưa thể tính hết được. Hiện tại, Trung tâm đang tiến hành rửa bùn, dọn dẹp, rải vôi khử trùng, phun thuốc phòng ngừa bệnh cho cây, sửa chữa lò hấp và các thiết bị cần thiết khác để nhanh chóng hoạt động trở lại”.
Có thể bạn quan tâm

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang (Hưng Yên) là địa phương điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập kinh tế cao nhờ nghề trồng hoa.

Trên diện tích đất đồi 7ha tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư và trồng thành công 4 loại dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng.

Để có kinh nghiệm chăn nuôi chồn hương, chàng trai ở Quảng Nam đã lên internet mày mò tự học. Giờ đây, anh đã sở hữu trong tay trang trại nuôi chồn hương

Trồng dưa lưới từ năm 2016, nhưng phải mất 3 năm sau, lão nông Bùi Văn Phương ở Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên mới làm chủ được quy trình và công nghệ.

Ở xã vùng cao Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trồng cỏ là nghề hái ra tiền.