Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khắc Phục Kết Hạt Kém Và Ra Trái Chìa Trên Cây Ngô

Khắc Phục Kết Hạt Kém Và Ra Trái Chìa Trên Cây Ngô
Ngày đăng: 23/08/2013

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, nhằm lý giải và đưa ra những tư vấn về kỹ thuật giúp bà con khắc phục hiện tượng trên.

Nguyên nhân

Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, hiện tượng ngô kết hạt kém (còn gọi là bồ cào răng cưa) đi kèm với đó là hiện tượng ra trái chìa giống như nải chuối là tương đối phổ biến tại các vùng trồng ngô trên cả nước, hiện tượng này có thể nặng, nhẹ, nhiều, ít tuỳ thuộc vào từng vụ hay từng vùng khác nhau. Khi xảy ra hiện tượng này, nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết người nông dân nghĩ đến là do giống giả hoặc giống kém chất lượng. Tuy nhiên, phân tích dưới góc độ khoa học, chuyên gia nhận định:

+Nếu là giống giả hoặc giống kém chất lượng, thì biểu hiện của cây ngô trên ruộng ngay từ giai đoạn đầu sẽ có sự khác biệt so với các tính trạng đặc trưng của giống như: Cây to, nhỏ khác nhau; hình thái cây khác nhau và sinh trưởng phát triển yếu, không đồng đều ngay từ giai đoạn đầu…

+Trong trường hợp nếu cây ngô sinh trưởng phát triển bình thường, đúng theo đặc trưng của giống nhưng sau giai đoạn trổ cờ, phun râu xuất hiện hiện tượng kết hạt kém, bồ cào răng cưa thì có thể khẳng định 100% rằng nguyên nhân không phải do giống giả, giống kém chất lượng, mà vấn đề có thể xuất phát từ một trong các yếu tố sau: Do giai đoạn trổ cờ phun râu của cây ngô nhiệt độ nắng nóng trên 35 độ C hoặc ẩm độ không khí thấp

Đối với nguyên nhân của hiện tượng trái chìa, bắp phụ, chuyên gia nhận định: Nếu do đặc tính giống như một số loại giống ngô hiện nay, thì việc ra trái chìa, bắp phụ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bắp chính vì ở giai đoạn vào chắc của hạt, bắp phụ sẽ teo đi, dinh dưỡng chỉ tập trung nuôi bắp chính. Còn trong trường hợp hạt phấn không kết hợp với râu ngô, tức là hiện tượng kết hạt kém xảy ra thì các hoóc môn sinh trưởng vốn dành để nuôi bắp, nuôi hạt thì nay tác động vào các đỉnh sinh trưởng giữa các lá bi hình thành nên các bắp phụ, mức độ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào mức độ kết hạt và điều kiện dinh dưỡng, một số ruộng bị nặng thậm chí bắp ngô trông như nải chuối có nhiều chồi và gần như không có hạt.

Cách giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng trên

"Bất cứ giống nào gặp các điều kiện bất thuận như trên đều có thể xảy ra hiện tượng kết hạt kém và trái chìa, bắp phụ - chuyên gia Nguyễn Lân Hùng khẳng định. Để giảm thiểu được hiện tượng kết hạt kém, trái chìa bắp phụ, bà con nông dân cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

- Lựa chọn giống ngô tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng tại địa phương.

- Cây ngô cần được gieo trồng đúng thời vụ để đảm bảo có được những yếu tố thuận tiện nhất về thời tiết. Việc gieo trồng lệch thời vụ hoặc thời vụ không thuận cho việc sinh trưởng, phát triển của cây ngô sẽ làm cho tỷ lệ xảy ra hiện tượng kết hạt kém, trái chìa nhiều hơn.

- Cần bón phân cân đối, bón đủ đạm, lân, kali theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên bón nhiều đạm vào giai đoạn ngô chuẩn bị trổ cờ phun râu.

- Đối với các chân đất chua (hay pH đất thấp) hoặc đất mặn, cần có các biện pháp kỹ thuật khử chua hoặc thau mặn cho đất trước khi gieo.

- Ngoài ra, cây ngô cũng có thể bị ngộ độc do việc sử dụng thuốc trừ cỏ không hợp lý.

Như vậy, người nông dân cần trang bị cho mình những hiểu biết đầy đủ về nông học và nắm vững kỹ thuật canh tác để hạn chế các tác động không mong muốn xảy ra trên cây ngô của mình như kết hạt kém, ra trái chìa bắp phụ, đảm bảo thu được năng suất ngày càng cao hơn trên đồng ruộng của mình.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

26/01/2015
Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.

26/01/2015
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

26/01/2015
Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.

26/01/2015
Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước)

Nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng tiêu tham gia. Nhiều mô hình canh tác tiêu bền vững được phát triển theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) cho các hộ trồng tiêu ở Bù Đốp; đồng thời kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice.

26/01/2015