Chăn Nuôi Cầm Chừng Vì Giá Bán Thấp

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhiều năm qua, mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải sản xuất "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Chị Trần Thị Yên, thôn An Hồng, xã Sơn Hà (Bảo Thắng) xây dựng mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với trên 3.000 con gà thịt/lứa (mỗi năm 2 lứa), chăn nuôi 10 con lợn nái và 120 con lợn thịt. Cuối tháng 4/2013, số lợn thịt trong chuồng đã đến tuổi xuất bán nhưng chị Yên vẫn không tìm được đầu ra. Chị Yên cho biết, hiện trung bình mỗi ngày chi phí nuôi đàn lợn và đàn gia cầm thua lỗ hơn 20 triệu đồng, nên lúc nào chị cũng như ngồi trên đống lửa. Đó là chưa kể tới khoản lỗ do thời tiết nắng nóng khiến gà bị chết. Tương tự, Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền (cơ sở chăn nuôi lớn nhất của huyện Bảo Thắng) hiện mỗi ngày đang phải chịu lỗ vài chục triệu đồng do giá bán thấp và khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Trên 1.000 con lợn thịt và hơn 1 trăm tấn gà đang tồn và chưa có khách hỏi mua.
Chăn nuôi là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Bảo Thắng. Năm 2012, toàn huyện nuôi 139.000 con lợn, sản lượng lợn thịt trên 10 nghìn tấn, hơn 1 triệu con gia cầm được xuất bán hàng năm. Bảo Thắng có những thuận lợi cơ bản trong chăn nuôi như thị trường tiêu thụ lớn với dân số hơn 10 vạn người, đây còn là nơi giao thoa, trung chuyển hàng hóa của nhiều vùng. Cùng với đó, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số lao động hàng chục nghìn người cũng là thị trường tiêu thụ thực phẩm rất lớn. Bảo Thắng cũng là địa phương có trình độ dân trí khá cao, người dân nhạy bén với sản xuất, thị trường và am hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải chăn nuôi "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Một trong những vấn đề được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa có cách tháo gỡ, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm đang phụ thuộc vào các thương lái, đối tượng này thường lợi dụng để ép giá xuống mức thấp hơn thực tế và tạo môi trường giá thiếu ổn định. Trước tình hình đó, người sản xuất phải chịu thiệt hại hơn khi giá đầu tư đầu vào luôn biến động theo chiều hướng tăng. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố như sản phẩm chăn nuôi nhập lậu với giá thấp, gây lũng đoạn thị trường, áp lực dịch bệnh liên tục xảy ra với những diến biến phức tạp. Hiện giá lợn thịt xuất bán đang ở mức 33 - 36 nghìn đồng/kg, giá gà thịt từ 30 - 32 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, theo tính toán, giá lợn thịt khi bán với giá từ 40 - 42 nghìn đồng/kg, giá gà thịt là 42 - 45 nghìn/kg, người nông dân vẫn chạm mức thua lỗ.
Theo ông Lê Tân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thì giải pháp lâu dài cho vấn đề này là phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, có vành đai an toàn kiểm soát dịch bệnh. Hướng đi cụ thể là quy hoạch bền vững vùng chăn nuôi kết hợp với chủ động sản xuất nguồn giống, phát huy những giống bản địa, vật nuôi đặc sản.
Cần hơn sự liên kết giữa những người chăn nuôi để điều tiết thị trường, tránh ép giá, hình thành các vùng chăn nuôi chuyên sâu. Các địa phương cần làm tốt công tác quản lý thị trường, tránh tình trạng để các tư thương liên kết thao túng thị trường. Hiện Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền đang có Dự án xây dựng nhà máy giết, mổ gia súc, gia cầm tại huyện Bảo Thắng, nếu thành công thì đây sẽ là cơ sở quan trọng trong kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.
Mục tiêu chăn nuôi bền vững không thể thiếu sự liên kết chặt chẽ của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và có lẽ trong tình hình hiện nay còn cần thêm cả sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần có những điều tiết kịp thời về cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhiều năm qua, mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải sản xuất "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Chị Trần Thị Yên, thôn An Hồng, xã Sơn Hà (Bảo Thắng) xây dựng mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với trên 3.000 con gà thịt/lứa (mỗi năm 2 lứa), chăn nuôi 10 con lợn nái và 120 con lợn thịt. Cuối tháng 4/2013, số lợn thịt trong chuồng đã đến tuổi xuất bán nhưng chị Yên vẫn không tìm được đầu ra. Chị Yên cho biết, hiện trung bình mỗi ngày chi phí nuôi đàn lợn và đàn gia cầm thua lỗ hơn 20 triệu đồng, nên lúc nào chị cũng như ngồi trên đống lửa. Đó là chưa kể tới khoản lỗ do thời tiết nắng nóng khiến gà bị chết. Tương tự, Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền (cơ sở chăn nuôi lớn nhất của huyện Bảo Thắng) hiện mỗi ngày đang phải chịu lỗ vài chục triệu đồng do giá bán thấp và khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Trên 1.000 con lợn thịt và hơn 1 trăm tấn gà đang tồn và chưa có khách hỏi mua.
Chăn nuôi là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Bảo Thắng. Năm 2012, toàn huyện nuôi 139.000 con lợn, sản lượng lợn thịt trên 10 nghìn tấn, hơn 1 triệu con gia cầm được xuất bán hàng năm. Bảo Thắng có những thuận lợi cơ bản trong chăn nuôi như thị trường tiêu thụ lớn với dân số hơn 10 vạn người, đây còn là nơi giao thoa, trung chuyển hàng hóa của nhiều vùng. Cùng với đó, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số lao động hàng chục nghìn người cũng là thị trường tiêu thụ thực phẩm rất lớn. Bảo Thắng cũng là địa phương có trình độ dân trí khá cao, người dân nhạy bén với sản xuất, thị trường và am hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải chăn nuôi "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Một trong những vấn đề được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa có cách tháo gỡ, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm đang phụ thuộc vào các thương lái, đối tượng này thường lợi dụng để ép giá xuống mức thấp hơn thực tế và tạo môi trường giá thiếu ổn định. Trước tình hình đó, người sản xuất phải chịu thiệt hại hơn khi giá đầu tư đầu vào luôn biến động theo chiều hướng tăng. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố như sản phẩm chăn nuôi nhập lậu với giá thấp, gây lũng đoạn thị trường, áp lực dịch bệnh liên tục xảy ra với những diến biến phức tạp. Hiện giá lợn thịt xuất bán đang ở mức 33 - 36 nghìn đồng/kg, giá gà thịt từ 30 - 32 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, theo tính toán, giá lợn thịt khi bán với giá từ 40 - 42 nghìn đồng/kg, giá gà thịt là 42 - 45 nghìn/kg, người nông dân vẫn chạm mức thua lỗ.
Theo ông Lê Tân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thì giải pháp lâu dài cho vấn đề này là phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, có vành đai an toàn kiểm soát dịch bệnh. Hướng đi cụ thể là quy hoạch bền vững vùng chăn nuôi kết hợp với chủ động sản xuất nguồn giống, phát huy những giống bản địa, vật nuôi đặc sản.
Cần hơn sự liên kết giữa những người chăn nuôi để điều tiết thị trường, tránh ép giá, hình thành các vùng chăn nuôi chuyên sâu. Các địa phương cần làm tốt công tác quản lý thị trường, tránh tình trạng để các tư thương liên kết thao túng thị trường. Hiện Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền đang có Dự án xây dựng nhà máy giết, mổ gia súc, gia cầm tại huyện Bảo Thắng, nếu thành công thì đây sẽ là cơ sở quan trọng trong kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.
Mục tiêu chăn nuôi bền vững không thể thiếu sự liên kết chặt chẽ của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và có lẽ trong tình hình hiện nay còn cần thêm cả sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần có những điều tiết kịp thời về cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, mở ra hướng giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế và làm giàu. Phát triển cây dược liệu đang là lợi thế ở vùng cao trên địa bàn tỉnh.

Tại Tiền Giang, thời điểm hiện tại, thương lái đến tận vườn thu mua thanh long ruột trắng với giá 20.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với tháng trước; thanh long ruột đỏ có giá khoảng 70.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước.

Nhiều năm qua, với tình trạng nuôi cá ồ ạt tự phát, dẫn đến hậu quả cung vượt cầu, người nuôi cá bị thương lái ép giá, khiến số phận con cá bống tượng đặc sản vẫn bấp bênh. Việc cần làm là chính quyền phải giúp các hộ nuôi nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng năm nay hầu như không có gia đình nào ở vùng trồng quýt Quang Thuận, tỉnh Bắc Kạn tiến hành bảo quản quýt để dành cho vụ Tết. Nguyên nhân là do quýt bị mất mùa.

Toàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) hiện có gần 300ha diện tích trồng quýt, trong đó xã Long Trị trên 200ha. Hiện tại, các thương lái mua tại vườn quýtloại 1 với giá 35.000 đồng/kg và quýt loại 2 giá 30.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2012 khoảng 5.000 đồng/kg. Theo các nhà vườn thì không chỉ thời điểm này quýt mới có giá cao mà trong suốt năm 2013, giá quýt lúc nào cũng ổn định từ 25.000-35.000 đồng/kg.