Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá nhờ nuôi cá lồng

Khá nhờ nuôi cá lồng
Ngày đăng: 14/04/2015

Nuôi cá lồng trên sông Đại Giang ở thôn Hòa Phong xuất hiện từ lâu. Khoảng 3 năm về trước, mô hình này còn manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập không cao. Nhưng mấy năm trở lại đây, thấy lợi ích kinh tế, 72 hộ dân thôn Hòa Phong mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô nuôi. Đến nay, số lồng nuôi của bà con tăng lên 270 lồng.

Ông Võ Đợi, Trưởng thôn Hòa Phong cho biết: “Mô hình nuôi cá lồng xuất hiện ở Hòa Phong từ nhiều năm về trước. Lúc đó, mỗi gia đình nuôi một, hai lồng cải thiện bữa ăn hằng ngày. Đến năm 2007, toàn thôn có gần 100 lồng. Và kể từ thời điểm đó, người dân đầu tư nuôi cá lồng nhiều hơn. Hiện, toàn thôn Hòa Phong có tổng cộng 270 lồng, có 80% hộ dân trong thôn nuôi cá”.

Khi tiếp xúc với nhiều hộ dân nơi đây, ai cũng bảo rằng, bên cạnh làm nông, nhờ nuôi cá lồng mà đời sống họ ngày càng nâng cao, có của ăn của để, nhiều gia đình còn xây được nhà cửa, nuôi con ăn học. Chỉ tay về hướng hai ngôi nhà vừa mới xây, ông Võ Xuân (71 tuổi) nói: “Gia đình tui thuộc vào những hộ nuôi cá lồng đầu tiên ở đây.

Nhiều năm trước đầu tư nuôi rất ít. Gần đây, tui cùng mấy đứa con quyết định đầu tư thêm lồng nuôi. Tui già yếu chỉ nuôi 3 lồng, còn hai đứa con nuôi 10 lồng, loại cá nuôi chủ yếu là cá trắm và mè. Bình quân mỗi lồng thu về 5 đến 7 triệu đồng. Nhờ rứa mà xây được nhà cửa, cho con cái ăn học đàng hoàng”.

Cũng như nhiều nơi khác, ngoài yếu tố chuyên môn, cái khó của những hộ dân nuôi cá lồng ở Thủy Tân chính là từ nguồn thức ăn và diễn biến phức tạp của thời tiết. “Tui đầu tư nuôi 4 lồng cá, nếu thuận trời thì nuôi cá lồng không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà đây còn là một hướng làm giàu.

Tuy nhiên, khí hậu bất thường, nguồn thức ăn tự nhiên cho cá dần bị thu hẹp nên người dân gặp khó khăn. Vì vậy, thay vì mỗi năm thu hoạch một lần thì nhiều hộ để đến hai năm hoặc lâu hơn mới thu hoạch để đạt hiệu quả cao hơn”, anh Võ Văn Luyến (30 tuổi) cho hay.

Gần đây, ngoài những loại cá lồng truyền thống, như cá trắm cỏ, cá mè, cá diêu hồng, thát lát được nhiều bà con đưa vào nuôi mang lại hiệu quả không kém các loại cá khác. Ông Đợi chia sẻ: “Thu nhập chính của gia đình tui cũng từ 13 lồng cá.

Ý thức được những khó khăn về nguồn thức ăn cho các loại cá truyền thống, tui cùng nhiều bà con đầu tư nuôi nhiều loại cá mới, như diêu hồng, lóc, thát lát. So với trắm cỏ, nuôi các loại cá khác cũng mang lại thu nhập khá cao, trung bình từ 4 đến 5 triệu/lồng”.

Ông Ngô Phước Hảo, cán bộ phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cho biết: “Thị xã Hương Thủy là một trong những địa phương có diện tích thả nuôi cá nước ngọt có hiệu quả nhất tỉnh. Bên cạnh mô hình lúa - cá, nuôi cá lồng ở Thủy Tân luôn đạt hiệu quả cao và duy trì ổn định trong nhiều năm.

Ngoài việc hỗ trợ nguồn giống cho bà con, hàng năm chúng tôi thường có cán bộ chuyên giúp đỡ cho bà con về mặt kĩ thuật để mô hình này phát triển mạnh hơn nữa”.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội

“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.

11/09/2014
Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí "Buôn"... Vịt Trời

Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.

11/09/2014
Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn

Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.

11/09/2014
“Hiểu” Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao “Hiểu” Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao

Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.

11/09/2014
Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi

Nhìn ông Tư Đắc khó ai biết được ông đã ở vào cái tuổi 70. Những bước chân thoăn thoắt bám theo đàn bò trên vùng đất gập gềnh sỏi đá của ông khiến chúng tôi đeo theo muốn bở hơi tai. 20 năm trước, ông Tư Đắc cùng hai người bạn từ phố thị Phan Rang rủ nhau lên đây thuê 120ha đất khai hoang.

11/09/2014