Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Ương Nuôi Cá Lóc Giống

Khá Lên Nhờ Ương Nuôi Cá Lóc Giống
Ngày đăng: 19/06/2013

Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.

Về ấp Khánh Lợi hỏi nhà anh Luông thì hầu như ai cũng biết. Bởi, anh là nông dân nòi rất chịu làm ăn và ứng dụng hiệu quả mô hình ương nuôi cá lóc giống, giúp bà con nghèo trong xóm học hỏi để vươn lên trong cuộc sống. Ngồi bên ao cá lóc giống đang đến ngày xuất bán, anh tâm sự: “Quê gốc ở xã Hòa Lạc (Phú Tân), gia đình rất khó khăn nên tôi đi làm thuê mướn phụ tiếp gia đình. Lập gia đình xong, tôi về quê vợ thuê hầm đầu tư nuôi cá lóc thương phẩm.

Ban đầu, thị trường đầu ra của con cá lóc bấp bênh nên tôi lâm nợ…”. Quyết không bỏ nghề, anh Luông tiếp tục vay nóng vốn bên ngoài để đầu tư nuôi cá lóc giống. Sau 4 đến 5 tháng, anh xuất bán có lời, do đúng với thời điểm thị trường đầu ra của cá lóc khởi sắc. “Trước thời điểm tôi nuôi cá thì lượng cá đồng không còn nhiều, các cơ sở làm mắm ở Châu Đốc phải tìm đến nguồn nguyên liệu cá lóc nuôi nên cá được giá. Thấy vậy, tôi mua lưới về may mùng để đầu tư mở rộng diện tích nuôi.

Nào ngờ, khi cá lớn thì giá cả lại sụt giảm, do có nhiều người bỏ nuôi cá tra chuyển sang nuôi cá lóc dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Năm đó, bán xong đàn cá tôi lỗ cả trăm triệu đồng nên dự tính bỏ nghề. Tuy nhiên, sau đó thị trường cá lóc bất ngờ lên giá, vì nhiều cơ sở sản xuất khô trong và ngoài tỉnh hình thành rất cần nguồn nguyên liệu cá lóc. Thời điểm này, tôi không nuôi cá lóc thương phẩm mà chuyển sang ương nuôi cá lóc giống để cung ứng cho nông dân”, anh Luông kể.

Để nuôi cá giống, anh Luông mua 1 công đất vườn tạp, đào 30 cái vuông, mỗi vuông anh cho thả 1 cặp cá lóc bố mẹ. Cứ sau mỗi tháng ương, anh xúc cá con mỗi vuông khoảng 4kg, bán với giá 400.000 đồng/kg, bỏ chi phí kiếm lời gần 1 triệu đồng/vuông. Chỉ với một công đất đào vuông, mỗi tháng anh thu nhập ít nhất 25 triệu đồng. “Hồi ấy, dường như rất ít người ương nuôi cá lóc giống, ở xã Khánh Hòa chỉ có tôi là một trong những người đầu tiên ương nuôi thành công cá lóc giống.

Muốn ương cá lóc giống hiệu quả đòi hỏi phải học hỏi kinh nghiệm cộng với khéo léo thì mới làm giàu. Cũng có nhiều người chân ướt chân ráo thấy người ta làm được thì cứ làm theo nên bị thua lỗ hoài do chưa nắm vững kỹ thuật. Riêng tôi thì làm lâu năm nên biết được đặc tính và quá trình sinh sản của con cá lóc. Khi cá lóc bố mẹ cho sinh sản, khâu chăm sóc ban đầu thành công sẽ quyết định đến sự thành bại của nghề ương nuôi cá lóc”, anh Luông nói.

Anh Luông cho biết thêm: “Khi cá con mới sinh, tìm nguồn thức ăn rất khó. Ban đầu, chúng tôi phải đánh trứng gà so cho cá ăn. Sau khoảng tuần lễ, mới bắt đầu cho ăn trứng nước. Khi đàn cá chuyển sang màu đỏ tăng cường phối trộn cá biển xay nhuyễn và trứng nước để bổ sung chất dinh dưỡng cho đàn cá. Sau khoảng 20 ngày, dùng lưới xúc tách đàn cá con khỏi cá bố mẹ đem vỗ béo đạt kích cỡ khoảng bằng đầu đũa ăn thì đem bán giống. Hiện nay, tôi đầu tư mua thêm 10 công đất gần đó và đào hàng trăm cái vuông để tăng lượng cá lóc bố mẹ. Mỗi tháng tôi xuất bán, kiếm lời hàng chục triệu đồng, có tháng lời hơn 100 triệu đồng, tùy thuộc vào thời điểm của thị trường”.

Thành công trong sản xuất, anh Thái Văn Luông nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật ương nuôi cá lóc giống cho mọi người. Không dừng lại ở đó, anh còn kiêm luôn cái nghề thu mua cá lóc giống ở địa phương đem phân phối cho những hộ chăn nuôi ở khắp các tỉnh, thành.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

09/11/2014
Ca Cao Đạt Giá Cao Ca Cao Đạt Giá Cao

Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.

11/11/2014
Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.

09/11/2014
Nuôi Ba Ba Đút Túi 1,5 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nuôi Ba Ba Đút Túi 1,5 Tỷ Đồng Mỗi Năm

Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.

11/11/2014
Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

09/11/2014