Khá lên nhờ trồng ngò gai và rau húng cây

Tổ hợp tác có 30 hộ tham gia, mỗi hộ đăng ký sản xuất thấp nhất 1.000 m2, nhiều nhất 2.000 m2. Trồng các loại rau màu, nhưng chủ lực là cây ngò gai, rau húng cây, xen vào đó là hành lá, cải bẹ ngọt và rau tía tô, nhằm lấy ngắn nuôi dài.
Do được hướng dẫn kỹ thuật của ngành Khuyến nông, chăm sóc đúng quy trình, Công ty bao tiêu sản phẩm đầu ra, sản xuất vì thế mà có lời. Từ đó, kinh tế gia đình của nhiều hộ trồng màu vươn lên khá giả. Trong số này có anh Nguyễn Văn Quốc, nhờ trồng cây ngò gai và rau húng.
Diện tích ban đầu anh trồng là 4.000 m2 trên đất ruộng nhà, sau làm ăn khá, anh thuê thêm 3.000 m2. Trên diện tích trên, anh trồng được nhiều loại rau, chủ yếu là cây ngò gai và rau húng.
Tiếp chúng tôi, anh Quốc cho biết, làm rẫy cực lắm, công việc đồng áng cứ quần quật mỗi ngày, bắt đất quay vòng liên tục. Nhưng bù lại, khi sản phẩm đạt năng suất, bán được giá, thu nhập nhiều tiền, cũng thấy ham, cái cực khổ cũng dần quên đi.
Nói về sản xuất cây ngò gai, mỗi năm anh trồng 2 lứa trên diện tích 4.000 m2, do chăm sóc tốt, năng suất đạt từ 3 tấn/1.000 m2 trở lên. Giá bán cũng tùy lúc, thấp nhất 6.000 đồng/kg, lúc cao hút hàng giá đến 22.000 đồng/kg. Bình quân 1 công ngò gai có vụ thu từ 25 - 30 triệu đồng.
Còn 3.000 m2 trồng rau húng cây, cứ 2 tháng cắt 1 lần (1 năm cắt 6 lần), năng suất rau tốt đạt 1,5 tấn/1.000 m2. Còn trung bình thì khoảng 700 - 800 kg/1.000 m2. Giá dao động thấp nhất 5.000 đồng/kg, cao nhất 20.000 đồng/kg. Riêng các loại rau trồng xen như ngò gai xen tía tô, mỗi công thu cũng khoảng 1 tấn/1.000 m2 rau tía tô, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Ngoài trồng rau, anh còn tận dụng ao nuôi cá tai tượng, mỗi lần thả nuôi khoảng 2.000 con. Do cho ăn phụ phẩm rau trong vườn nên không tốn kém nhiều tiền thức ăn. Cá có trọng lượng từ 800 gram đến 1 kg, bán giá 40.000 đồng/kg, thu hơn 50 triệu đồng. Tổng các nguồn thu trên khoảng 300 triệu, sau trừ chi phí hàng năm còn dư trên 200 triệu đồng.
“Nhờ sự cần cù lao động, chịu thương chịu khó, bám với ruộng đồng, giờ đây kinh tế gia đình anh Quốc đã vươn lên khá, cuộc sống ổn định, nhà cửa xây dựng khang trang, tiện nghi đầy đủ”. Đó là nhận xét của ông Chín Trưng, tổ trưởng tổ rau an toàn ấp 5.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chức năng và địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Cuối tuần qua, tại TP.Tam Kỳ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn khuyến nông với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ vừa tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma, Emic dùng ủ phân chuồng, xác bã thực vật thành phân vi sinh.

Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?

Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.