Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Trồng Mai Xen Mít Siêu Sớm

Khá Lên Nhờ Trồng Mai Xen Mít Siêu Sớm
Ngày đăng: 27/03/2014

Mít Thái Lan siêu sớm là cây trồng cho trái quanh năm với năng suất, lợi nhuận cao; còn mai vàng là cây trồng “không thể thiếu” trong những ngày “năm hết tết đến”. Nắm bắt cơ hội này, nhiều nông dân tại TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu nhanh chóng nhờ trồng mai vàng xen mít Thái Lan siêu sớm.

Những ngày này, chúng tôi có dịp trở lại phường Cái Vồn (TX Bình Minh). Thật vui khi gặp lại anh Trần Ngọc Thành- một nông dân sản xuất giỏi, vươn lên thoát nghèo nhờ “không để đất trống”. Bởi, “hễ thấy đất trống là không chịu nỗi, phải trồng ngay một loại cây gì đó để tăng thu nhập”.

Sau 3 năm gặp lại, anh đã cất căn nhà 1 lầu, 1 trệt khá khang trang. Đó là thành quả của những tháng ngày cần cù lao động, biết đầu tư theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”. Sau thời gian đầu tư nhiều loại cây ăn trái, hiện anh tâm đắc nhất là trồng 1.000 gốc mai vàng xen trong 7 công vườn trồng mít siêu sớm.

Chỉ tính riêng tiền bán mai, anh đã có thể bỏ túi rủng rỉnh vài chục triệu đồng. Còn với 700 gốc mít siêu sớm thì cho năng suất khá cao, khoảng 40 tấn trái/năm, lại “được cái là thu hoạch bao nhiêu thì thương lái mua hết bấy nhiêu”. Thời điểm này, mít siêu sớm được thương lái thu mua với giá 12.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí, anh thu lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.

Theo anh Thành: Gọi là mít siêu sớm là vì từ khi trồng đến khi xử lý cho trái chỉ khoảng 18 tháng. Đây là cây khá “dễ tính” nên được trồng nhiều nơi. Quan trọng là phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thích hợp để chi phí đầu tư thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đến phường Thành Phước, chúng tôi gặp ông Trần Minh Chí (tên thường gọi là Ba Quanh)- cũng là một trong những nhà vườn vươn lên thoát nghèo nhờ trồng mai vàng xen mít siêu sớm. Ông luôn quan tâm “lấy ngắn nuôi dài” và “nghiên cứu” đất này trồng cây gì là phù hợp?

Rồi đi tham quan, học hỏi các mô hình hay và “nhẵn mặt” ở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội Nông dân tổ chức. Theo ông Ba Quanh: “Để làm giàu, ngoài sự cần cù, phải biết lựa chọn mô hình phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và học hỏi sự sáng tạo của người khác để ứng dụng hiệu quả trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình”.

Với 14 công đất vườn, ông trồng 1.500 gốc mai vàng xen trong 1.000 gốc mít siêu sớm. Tết rồi, ông vừa bán mai vườn nhà, vừa mua đi bán lại được hơn 70 triệu đồng. Với mỗi công mít cho năng suất khoảng 6 tấn trái/năm. Nếu tính ở mức giá thấp nhất là 10.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí (khoảng 4 triệu đồng/công) ông thu lợi nhuận 56 triệu đồng/công/năm.

Để trồng mít đạt hiệu quả, ông luôn hạn chế thấp nhất việc phun, tưới thuốc bảo vệ thực vật, chú trọng sử dụng phân chuồng thay cho phân hữu cơ và thường bơm đất phù sa vào để cây phát triển tốt. Vào thời điểm giá xuống thấp, ông chỉ cho trái thưa để cây nghỉ dưỡng và canh vào thời điểm tháng 7- 8 sẽ cho trái rộ vì giá cao (khoảng 19.000- 20.000 đ/kg).

Ngoài trồng mít, ông còn đứng ra thu mua và cung cấp cho thị trường trên 400 tấn trái/năm. Hàng chủ yếu xuất đi TP Hồ Chí Minh, Cà Mau và Campuchia. Việc kinh doanh của ông chủ yếu gắn với cái “a lô”, nơi nào thu giá cao thì xuất bán nên có thể hoàn toàn chủ động được đầu ra.

Qua đó, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Mới đây, ông còn là người đầu tiên ký tên hiến trên 1 công đất trồng mít đang cho trái để làm đường giao thông nông thôn. Đồng thời, kêu gọi bà con nông dân cùng hỗ trợ cho những hộ gặp khó khăn khi tuyến đường đi qua.

Theo ông Đoàn Hùng Cường- Chủ tịch Hội Nông dân phường Thành Phước: Ông Ba Quanh là một trong những nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh giai đoạn (2011- 2013), là hội viên tích cực trong các phong trào hội, đóng góp vào các nguồn quỹ vận động, hỗ trợ mua giống và kinh nghiệm trồng mít hiệu quả cho nhiều nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

31/01/2015
Tập Trung Cấy Xong Trong Tháng 2 Tập Trung Cấy Xong Trong Tháng 2

Đối với lúa vụ xuân 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo nông dân gieo mạ trà lúa xuân muộn xung quanh tiết Lập xuân (4/2) và cấy xong trong tháng 2/2015. Đối với lúa gieo thẳng tập trung gieo từ 10 - 25/2 (trước hoặc ngay sau Tết Âm lịch, tùy theo nhóm giống) để đảm bảo thời gian lúa trỗ thuận lợi nhất.

31/01/2015
Báo Động Việc Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Báo Động Việc Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.

31/01/2015
Đức Cơ (Gia Lai) Mua Giống Cà Phê Trôi Nổi, Nhà Nông Chịu Thiệt Hại Đức Cơ (Gia Lai) Mua Giống Cà Phê Trôi Nổi, Nhà Nông Chịu Thiệt Hại

Chỉ vì mua giống cà phê trôi nổi trên thị trường, không ít nông dân ngậm ngùi nhận “trái đắng” bởi đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Không những vốn liếng, công sức bao năm đầu tư, chăm bẵm của người dân đổ sông đổ bể mà giờ đây, họ còn phải tốn kém thêm tiền của, thời gian để phá bỏ và trồng thay thế cây mới.

31/01/2015
Giá Rau Xanh Giảm Trên 30% Giá Rau Xanh Giảm Trên 30%

Ghi nhận tại vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Thanh Trì và phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Tại đây các diện tích rau xanh đang phát triển rất nhanh, nhất là các loại rau cải, như: Cải canh, cải ngồng, cải xanh, mồng tơi, rau thơm các loại…

31/01/2015