Khá Lên Nhờ Nuôi Ốc

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho nên đời sống của người dân xã Ðông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng được cải thiện. Qua nghiên cứu, học hỏi các mô hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2010 đến nay, một số hộ dân trong xã đã triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Ban đầu nuôi thí điểm ở một hộ trong xã trên diện tích 1.000 m2, nay đã có nhiều hộ tham gia với tổng diện tích là 8.500 m2. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, ốc nhồi là loài động vật thân mềm nước ngọt, có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon.
Nuôi ốc cũng dễ, với diện tích mặt nước khoảng 300 đến 400 m2, độ sâu từ 1,2 đến 1,5 m, thả mật độ 100 con/m2 là hợp lý. Thức ăn cho ốc có ba loại: thức ăn xanh (bèo, lá sắn), thức ăn tự chế (theo tỷ lệ 40% cám gạo, 20% bột ngô, 10% bột cá nhạt, 30% bột đậu tương), kết hợp 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế. Chế độ cho ăn được điều chỉnh theo khối lượng ốc, cho ăn hai lần/ngày.
Ông Nguyễn Văn Ngâm ở thôn 1B cho rằng, nếu biết tận dụng nguồn thức ăn từ rau, quả trong gia đình thì làm không vất vả mà lại đạt hiệu quả cao. Trên diện tích nuôi 2.000 m2 nhà ông đã thu được 40 nghìn ốc giống, bán với giá 700 đồng/con, trừ chi phí thu lãi gần 20 triệu đồng.
Còn ông Hoàng Văn Liên ở cùng thôn nuôi ốc nhồi thương phẩm trên diện tích 1.000 m2, ước tính mỗi năm cũng thu được gần 70 triệu đồng. Nhờ nuôi ốc, kinh tế gia đình nhiều hộ dân ở Ðông Mỹ ngày càng khấm khá.
Có thể bạn quan tâm

Học và làm theo Bác từ những công việc nhỏ, hoàn thành tốt công việc của mình đang làm, trở thành phương châm hoạt động và làm việc của Hội nông dân xã Đức Nhuận, để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.