Khá lên nhờ nuôi dê Boer

Theo ông Nam, đặc điểm của giống dê Boer là sinh sản nhanh, mỗi năm nếu chăm sóc tốt có thể sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con, trọng lượng từ 3 - 3,5 kg/con. Hiện dê giống đang được bán với giá 200.000 đồng/kg và dê thịt 110.000 đồng/kg. Với việc nuôi dê bán giống cho nhiều hộ dân trong vùng và bán thêm dê thịt, mỗi năm gia đình ông Nam có thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng.
Ông Nam cho biết: "Dê Boer nuôi nhanh lớn hơn dê bách thảo, bán giống cũng cao hơn. Dê bách thảo nuôi thịt chậm lớn hơn so với dê Boer. Nghề nuôi dê không cần vốn nhiều như nuôi các loại gia súc, gia cầm khác, hộ vượt nghèo cũng nuôi được... Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây trong vườn, nhưng để dê phát triển tốt, chuồng trại phải thoáng mát, thức ăn khô ráo, sạch sẽ để tránh dê bị trướng bụng. Đối với dê sinh sản, cho ăn thêm cám viên để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đến thời kỳ cai sữa cần tiêm thuốc xổ giun cho dê con".
Ông Văn Quang Giang, phó chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Hòa cho biết: "Trong 2 năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm dê ngày càng cao lên, giá cả tương đối, bà con nông dân phấn khởi. Bà con chuyển đổi từng bước từ dê bách thảo, dê lai sang nuôi dê Boer. Hiệu quả kinh tế của dê Boer là cái cách chăm sóc đầu tư như nhau, có điều nó đem lại hiệu quả kinh tế khá cao".
Mô hình này cho thấy, nông dân không chỉ thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mà còn mở thêm hướng đi mới, giúp người dân tăng thêm thu nhập cho gia đình và góp phần nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ còn gần 3 tháng nữa, Hiệp định thương mại kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn để đi vào thực tiễn. Cuối năm 2015, 10 nước Đông Nam Á cũng sẽ “hội tụ” một nhà trong khối kinh tế Asean.

Lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016. Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.
Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.
Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.