Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Giống

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mô hình nuôi cá giống. Một trong những hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu đầu tiên từ mô hình này là gia đình chú Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tịnh Mỹ.
Trước đây, gia đình chú Sáu thuộc hộ nghèo, không ruộng đất ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, thu nhập gia đình chủ yếu từ việc làm thuê và buôn bán nhỏ. Năm 1995, được sự chỉ dẫn của bạn bè, chú Sáu hợp đồng với UBND thành phố Cao Lãnh khai thác đất bãi bồi ven sông Tiền trên địa phận ấp Tịnh Mỹ, xã Tịnh Thới để sản xuất. Qua tìm hiểu, học hỏi những mô hình làm ăn hiệu quả từ bạn bè, chú Sáu mạnh dạn vay vốn triển khai mô hình nuôi cá giống với diện tích 5ha đất. Thời gian đầu, chú các loại: cá trê, cá he, cá mè vinh. Tuy khởi đầu chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cá còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ cá hao hụt nhiều nhưng nhờ giá thức ăn và thuốc thú y thấp, đầu ra ổn định nên chú cũng có lời.
Đến năm 2002, chú Sáu có kinh nghiệm hơn trong nghề thì đầu ra cá giống lại bấp bênh, giá lên xuống thất thường, có vụ chú lỗ vài chục triệu đồng. Không nản chí, chú quyết tâm bám nghề. “Nghề nuôi cá giống cũng như những mặt hàng nông sản khác, giá dao động là qui luật của thị trường, điều quan trọng là phải yêu nghề và nắm vững kỹ thuật để nuôi đạt năng suất, dù cá rớt giá cũng không ảnh hưởng lớn đến thu nhập” - chú Sáu nói.
Với quyết tâm gắn bó với nghề nuôi cá giống, năm 2004, chú Sáu tiếp tục hợp đồng khai thác bãi bồi mở rộng diện tích nuôi lên 10ha. Lúc này, chú Sáu sang Tiền Giang bắt cá tra và cá điêu hồng bột về ương. Đây cũng là thời điểm nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu lớn, con giống không đủ cung cấp nhu cầu thị trường, giá cá giống ở mức cao. Nắm bắt thời cơ, chú Sáu thả 10 triệu con giống/vụ (1 triệu con/7.000m2 mặt nước), sau 2,5 - 3 tháng nuôi, kích cỡ con giống bình quân khoảng 2cm/con, bán với giá: cá tra 26.000 đồng/kg, cá điêu hồng 30.000 đồng/kg. Theo chú Sáu, trừ chi phí thức ăn, con giống, thuốc thủy sản,... bình quân 1ha chú thu lãi khoảng 25 triệu đồng/vụ.
Thời gian qua, mặc dù thị trường cá giống có nhiều biến động, nhất là thị trường cá tra nhưng nhờ thực hiện tốt các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chủ động thị trường, nhiều năm liền chú Sáu ương cá tra giống được mùa, trúng giá, bình quân 1 năm (3 vụ) với 10ha chú Sáu thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Thành công trong sản xuất, chú Sáu nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá giống cho mọi người, sẵn lòng đóng góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với

Do nguồn cung tăng, giá nhiều loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt… hiện giảm từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách nay hơn một tháng. Trong đó, giảm nhiều là bưởi da xanh, bưởi 5 roi và quýt đường.

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.