Khá lên nhờ mô hình trồng ổi

Sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng không hiệu quả, cuối cùng ông Hai nhận thấy đất nhà thích hợp với trồng cây ăn trái, nhất là cây ổi.
Sau khi thử nghiệm trồng ổi ruột trắng phát triển tốt, ông mở dần diện tích lên 4.000m2. Từ đây, gia đình ông “ăn nên làm ra” nhờ biết cách xử lý và chăm sóc ổi, hàng năm đều bán được giá cao.
Ông Hai cho biết, trồng ổi không đòi hỏi nhiều công chăm sóc như trồng màu và chi phí cũng thấp hơn. 1 công đất trồng ổi chỉ tốn chi phí từ 1,5 - 2 triệu đồng/năm. Đặc biệt, trồng ổi ít phụ thuộc vào thời tiết và đầu ra lại khá ổn định.
Theo ông Hai, muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to, ngọt, cần phải bón phân kali và phân hữu cơ từ lúc ổi mới ra hoa đến khi thu hoạch; đồng thời cắt bỏ những cành lá sát gốc, tạo sự thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái. Khi trái to bằng ngón tay cái, dùng túi xốp hay nilon bao lại để tăng giá trị thương phẩm khi xuất bán.
Phương pháp này giúp trái ổi hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là ruồi cánh vàng đục trái. Khoảng từ 25 - 50 ngày sau khi bọc, ổi bắt đầu thu hoạch được. Những lúc cao điểm, giá ổi tăng hơn 10.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm với diện tích 4.000m2 đất, ông thu hoạch khoảng 40 tấn trái, mang về cho gia đình nguồn thu đáng kể.
Từ thành công của mình, ông đã mạnh dạn kêu gọi chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng ổi và hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm cho hội viên CCB và nông dân trong ấp. Qua đây, đến nay ấp Long Thạnh A đã có 1/3 diện tích đất nông nghiệp chuyển sang trồng ổi, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho bà con.
Chính sự nhiệt tình, gần gũi, ông luôn được Hội CCB xã Long Hưng đánh giá cao và bà con nhân dân thương yêu, quý mến.
Có được thành quả như hôm nay, đối với CCB Nguyễn Văn Hai là cả một quá trình phấn đấu không ngại khó khăn, gian khổ. Hiện tại, ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang, các con đều được học hành đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định. Nhiều năm liền, ông Hai được bình chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, CCB gương mẫu, gia đình văn hóa tiêu biểu.
Ổi tăng giá, nông dân phấn khởi
Nhà vườn trồng ổi Đài Loan ở huyện Cái Bè đang tất bật chăm sóc và thu hoạch ổi, bán tại chỗ cho thương lái với giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, tăng hơn 4 lần so với vài tháng trước đây.
Nhiều nhà vườn cho biết, với giá bán ổi như hiện nay, sau khi trừ chi phí sản xuất như nhân công, phân bón… mỗi công trồng ổi cho lãi hơn 20 triệu đồng, do đó bà con rất phấn khởi.
Huyện Cái Bè có 1.500 ha trồng ổi Đài Loan, chủ yếu ở các xã: Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Đức Tây, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, An Cư, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu và Hòa Hưng.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.