Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long
Ngày đăng: 20/06/2012

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm. Năm 2008, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, ông Tiến đã quyết định chọn cây thanh long làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Ban đầu do ít vốn nên ông chỉ đầu tư 500 trụ thanh long ruột trắng. Một năm sau, vườn thanh long đã cho gia đình ông những đợt quả đầu tiên. Rất may vào thời điểm đó thanh long được giá, vụ nào ông cũng bán với giá từ 12 - 17 ngàn đồng/kg. Bước sang năm thứ 2, ông Tiến đã thu hồi được vốn đầu tư.

Đến năm 2010, khi đã có nguồn vốn kha khá, ông Tiến mạnh dạn đầu tư trồng tiếp 700 trụ thanh long ruột đỏ. Theo ông Tiến, mỗi hécta trồng được khoảng 1.000 trụ, đối với giống thanh long ruột trắng chi phí đầu tư đến khi thu hoạch khoảng 150 ngàn đồng/trụ, còn thanh long ruột đỏ khoảng 300 ngàn đồng/trụ. Khi cây đã cho thu hoạch thì các chi phí đầu tư tiếp theo không đáng kể.

Ông Tiến cho biết thêm thanh long có họ xương rồng nên thích hợp trên các loại đất cát, đất xám bạc màu, công đầu tư ít, giá trị kinh tế lại cao. Mỗi kg thanh long ruột trắng hiện tại có giá 10 - 12 ngàn đồng/kg, thanh long ruột đỏ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi hécta thanh long ngoài 3 năm tuổi có năng suất trên 60 tấn/hécta. Do vậy, chỉ với 500 trụ thanh long ruột trắng và 700 trụ thanh long ruột đỏ mỗi năm mang về cho gia đình ông Tiến từ 600 - 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Với thành công đó, gia đình ông Tiến đang tiếp tục nhân giống để chuyển đổi 5 sào đất điều còn lại sang trồng cây thanh long.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

06/06/2014
Lựa Chọn Giống Bò Sữa Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

06/06/2014
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

06/06/2014
Kiểm Dịch 12 Triệu Con Tôm Post Kiểm Dịch 12 Triệu Con Tôm Post

Qua xét nghiệm, có 136/481 mẫu tôm nhiễm MBV, 2 mẫu tôm nhiễm đốm trắng, 4 mẫu tôm nhiễm đầu vàng, số còn lại không nhiễm bệnh. Đối với 11 mẫu nước, không có mẫu nhiễm khuẩn. Các trạm kiểm dịch động vật cũng đã kiểm tra, kiểm dịch 593,05 triệu con tôm post.

06/06/2014
Vĩnh Long Trao Chứng Nhận Mô Hình Sản Xuất Lúa Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP Vĩnh Long Trao Chứng Nhận Mô Hình Sản Xuất Lúa Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Ngày 5/6/2014, Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Vĩnh Long kết hợp UBND xã Tân Long (Mang Thít) tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất lúa số 1.

06/06/2014