Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long
Ngày đăng: 20/06/2012

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm. Năm 2008, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, ông Tiến đã quyết định chọn cây thanh long làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Ban đầu do ít vốn nên ông chỉ đầu tư 500 trụ thanh long ruột trắng. Một năm sau, vườn thanh long đã cho gia đình ông những đợt quả đầu tiên. Rất may vào thời điểm đó thanh long được giá, vụ nào ông cũng bán với giá từ 12 - 17 ngàn đồng/kg. Bước sang năm thứ 2, ông Tiến đã thu hồi được vốn đầu tư.

Đến năm 2010, khi đã có nguồn vốn kha khá, ông Tiến mạnh dạn đầu tư trồng tiếp 700 trụ thanh long ruột đỏ. Theo ông Tiến, mỗi hécta trồng được khoảng 1.000 trụ, đối với giống thanh long ruột trắng chi phí đầu tư đến khi thu hoạch khoảng 150 ngàn đồng/trụ, còn thanh long ruột đỏ khoảng 300 ngàn đồng/trụ. Khi cây đã cho thu hoạch thì các chi phí đầu tư tiếp theo không đáng kể.

Ông Tiến cho biết thêm thanh long có họ xương rồng nên thích hợp trên các loại đất cát, đất xám bạc màu, công đầu tư ít, giá trị kinh tế lại cao. Mỗi kg thanh long ruột trắng hiện tại có giá 10 - 12 ngàn đồng/kg, thanh long ruột đỏ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi hécta thanh long ngoài 3 năm tuổi có năng suất trên 60 tấn/hécta. Do vậy, chỉ với 500 trụ thanh long ruột trắng và 700 trụ thanh long ruột đỏ mỗi năm mang về cho gia đình ông Tiến từ 600 - 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Với thành công đó, gia đình ông Tiến đang tiếp tục nhân giống để chuyển đổi 5 sào đất điều còn lại sang trồng cây thanh long.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

24/09/2012
Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai

Trong khi một số nhà máy sản xuất hạt điều xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thiếu nguyên liệu, phải thường xuyên nhập khẩu thì nông dân trồng điều lại không dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghịch lý trên tồn tại nhiều năm qua, một phần do thiếu sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

24/09/2012
Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.

27/04/2013
Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

27/09/2012
Lỗ Nặng Vì Nhím Rớt Giá Lỗ Nặng Vì Nhím Rớt Giá

Mua nhím giống với giá hơn chục triệu đồng/con, sau mấy năm chăm sóc, nhím trưởng thành có trọng lượng gần 20 kg bán được mức giá tròm trèm vài triệu đồng. Hàng loạt chủ trại nhím ở các tỉnh vùng cao Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang… đang điêu đứng vì giá bán nhím giảm mạnh.

29/09/2012