Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long
Ngày đăng: 20/06/2012

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm. Năm 2008, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, ông Tiến đã quyết định chọn cây thanh long làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Ban đầu do ít vốn nên ông chỉ đầu tư 500 trụ thanh long ruột trắng. Một năm sau, vườn thanh long đã cho gia đình ông những đợt quả đầu tiên. Rất may vào thời điểm đó thanh long được giá, vụ nào ông cũng bán với giá từ 12 - 17 ngàn đồng/kg. Bước sang năm thứ 2, ông Tiến đã thu hồi được vốn đầu tư.

Đến năm 2010, khi đã có nguồn vốn kha khá, ông Tiến mạnh dạn đầu tư trồng tiếp 700 trụ thanh long ruột đỏ. Theo ông Tiến, mỗi hécta trồng được khoảng 1.000 trụ, đối với giống thanh long ruột trắng chi phí đầu tư đến khi thu hoạch khoảng 150 ngàn đồng/trụ, còn thanh long ruột đỏ khoảng 300 ngàn đồng/trụ. Khi cây đã cho thu hoạch thì các chi phí đầu tư tiếp theo không đáng kể.

Ông Tiến cho biết thêm thanh long có họ xương rồng nên thích hợp trên các loại đất cát, đất xám bạc màu, công đầu tư ít, giá trị kinh tế lại cao. Mỗi kg thanh long ruột trắng hiện tại có giá 10 - 12 ngàn đồng/kg, thanh long ruột đỏ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi hécta thanh long ngoài 3 năm tuổi có năng suất trên 60 tấn/hécta. Do vậy, chỉ với 500 trụ thanh long ruột trắng và 700 trụ thanh long ruột đỏ mỗi năm mang về cho gia đình ông Tiến từ 600 - 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Với thành công đó, gia đình ông Tiến đang tiếp tục nhân giống để chuyển đổi 5 sào đất điều còn lại sang trồng cây thanh long.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi Nhiều Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

19/12/2014
Rau Xanh Phục Vụ Tết Cạnh Tranh Bằng Giải Pháp Sản Xuất Rau An Toàn Rau Xanh Phục Vụ Tết Cạnh Tranh Bằng Giải Pháp Sản Xuất Rau An Toàn

Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.

19/12/2014
Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.

19/12/2014
Tập Trung Nguồn Lực Cải Tạo Tập Trung Nguồn Lực Cải Tạo "Cây 2 Tỷ Đô"

Trước đề nghị này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của Vinacas trong thời gian qua đã chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân ghép trẻ hóa vườn điều; đồng thời Bộ trưởng đồng ý cấp cho Vinacas 1 tỷ đồng để thực hiện 100 mô hình điều ghép trong năm 2015.

19/12/2014
Quyết Liệt Phòng Chống Rét Cho Cây Trồng, Vật Nuôi Quyết Liệt Phòng Chống Rét Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Theo ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nếu địa phương nào để tình trạng cây trồng, vật nuôi, nhất là gia súc chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh thì người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm.

19/12/2014