Khá Giả Nhờ Nuôi Bò

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.
Rồi gom góp tiền bạc, ông mua 2 con bê sinh sản về nuôi. Nhờ được chăm sóc tốt nên sau 2 năm chăn thả, 2 con bê của ông sinh sản gấp đôi. Năm 2007, sau khi được Hội Nông dân xã hỗ trợ 9 triệu đồng, ông Rạng quyết định mua thêm 1 con bê để phát triển đàn và dành hơn 200m2 đất để làm chuồng trại nuôi bò.
Vừa nuôi, ông vừa chăm chỉ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi với mong mỏi sẽ tạo được một đàn bò quy mô lớn. Đến nay, số lượng đàn bò của gia đình ông đã lên đến 40 con, trong đó có 30 con sinh sản. Mỗi năm, đàn bò mang lại cho gia đình ông trên 300 triệu đồng sau khi bán bê con.
Bên cạnh nuôi bò, tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây và cỏ trong vườn, ông Rạng còn nuôi 30 con dê bách thảo để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, từ nguồn phân hữu cơ chăn nuôi dê, bò, ông bán cho các hộ dân trong vùng, hàng năm có thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng.
Ông Rạng cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng tổng đàn lên trên 100 con bò lai Sind sinh sản. Với số lượng này ông sẽ cung cấp giống giá rẻ cho một số hộ nghèo ở địa phương với mong mỏi người địa phương cũng sẽ vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Dân trồng nho ở Ninh Thuận hay nhắc đến cái tên “Sáu Lang nho giống”. Lão nông này tên thật là Nguyễn Thường Lang (ngụ khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận), được xem là người đầu tiên đưa giống nho ghép về địa phương hơn 15 năm trước.

Năm 2015, nuôi heo ở các tỉnh phía Nam diễn ra tình trạng sử dụng chất tạo nạc gọi chung là chất cấm trong chăn nuôi heo. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin đối với sản phẩm thịt heo trong nước.

Mười năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để chuẩn bị khi ngành chăn nuôi hội nhập, còn có đủ “sức” để theo kịp những gì TPP quy định hay không, câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.
Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch.

Vụ ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL dự báo chi phí SX sẽ tăng thêm khoảng 20 - 30% do không có lũ, đồng ruộng không được phù sa bồi đắp. Nhu cầu phân bón, thuốc BVTV tăng mạnh...