Khá Giả Nhờ Nuôi Bò

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.
Rồi gom góp tiền bạc, ông mua 2 con bê sinh sản về nuôi. Nhờ được chăm sóc tốt nên sau 2 năm chăn thả, 2 con bê của ông sinh sản gấp đôi. Năm 2007, sau khi được Hội Nông dân xã hỗ trợ 9 triệu đồng, ông Rạng quyết định mua thêm 1 con bê để phát triển đàn và dành hơn 200m2 đất để làm chuồng trại nuôi bò.
Vừa nuôi, ông vừa chăm chỉ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi với mong mỏi sẽ tạo được một đàn bò quy mô lớn. Đến nay, số lượng đàn bò của gia đình ông đã lên đến 40 con, trong đó có 30 con sinh sản. Mỗi năm, đàn bò mang lại cho gia đình ông trên 300 triệu đồng sau khi bán bê con.
Bên cạnh nuôi bò, tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây và cỏ trong vườn, ông Rạng còn nuôi 30 con dê bách thảo để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, từ nguồn phân hữu cơ chăn nuôi dê, bò, ông bán cho các hộ dân trong vùng, hàng năm có thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng.
Ông Rạng cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng tổng đàn lên trên 100 con bò lai Sind sinh sản. Với số lượng này ông sẽ cung cấp giống giá rẻ cho một số hộ nghèo ở địa phương với mong mỏi người địa phương cũng sẽ vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

Nhiều tiểu thương cho biết do mưa bão nên nông dân thu hoạch không đồng đều dẫn đến nguồn cung rau có lá không ổn định khiến thị trường bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng rau củ Đà Lạt cũng bị thiếu hụt và ảnh hưởng giá vận chuyển có xu hướng tăng đã khiến thị trường rau củ tiếp tục tăng giá nhẹ.

Những cơn mưa trong khoảng thời gian từ một tháng trở lại đây khiến người trồng mì trong tỉnh Tây Ninh phải một phen lao đao. Ruộng mì ngập nước, củ mì dần úng thối, có cây nhổ lên chỉ còn trơ bộ rễ.

Hành tím là đặc sản của Sóc Trăng, vụ năm nay xuống giống 6.200 ha, sản lượng 110.000 tấn, đều tăng so với vụ trước. Trong lúc, thị trường chưa mở rộng, kỹ thuật bảo quản vẫn lạc hậu nên đã hai tháng kết thúc mùa vụ, hành tồn đọng đang hư và nếu kéo dài sẽ phải đổ bỏ.

Nhờ chú trọng chọn giống chất lượng, cùng với việc xử lý đầm nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tình hình dịch bệnh tôm nuôi ít diễn ra. Đặc biệt là giá tôm nguyên liệu trên thị trường ổn định đã giúp nông dân tăng thu nhập, tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.