Khá Giả Nhờ Nuôi Bò

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.
Rồi gom góp tiền bạc, ông mua 2 con bê sinh sản về nuôi. Nhờ được chăm sóc tốt nên sau 2 năm chăn thả, 2 con bê của ông sinh sản gấp đôi. Năm 2007, sau khi được Hội Nông dân xã hỗ trợ 9 triệu đồng, ông Rạng quyết định mua thêm 1 con bê để phát triển đàn và dành hơn 200m2 đất để làm chuồng trại nuôi bò.
Vừa nuôi, ông vừa chăm chỉ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi với mong mỏi sẽ tạo được một đàn bò quy mô lớn. Đến nay, số lượng đàn bò của gia đình ông đã lên đến 40 con, trong đó có 30 con sinh sản. Mỗi năm, đàn bò mang lại cho gia đình ông trên 300 triệu đồng sau khi bán bê con.
Bên cạnh nuôi bò, tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây và cỏ trong vườn, ông Rạng còn nuôi 30 con dê bách thảo để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, từ nguồn phân hữu cơ chăn nuôi dê, bò, ông bán cho các hộ dân trong vùng, hàng năm có thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng.
Ông Rạng cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng tổng đàn lên trên 100 con bò lai Sind sinh sản. Với số lượng này ông sẽ cung cấp giống giá rẻ cho một số hộ nghèo ở địa phương với mong mỏi người địa phương cũng sẽ vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.

Cá tra loại 1 (thịt trắng, cỡ 0,7 – 0,8 con/kg) ở Đồng Tháp lên tới 27.500 đồng/kg, cao hơn tuần trước 500 – 1.000 đồng. Mức giá gần chạm kỷ lục ở tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi lớn nhất khu vực ĐBSCL đã tác động tích cực tới thị trường các tỉnh khác. Giá cá cùng loại tại Tiền Giang là 25.500 đồng/kg, ở An Giang 26.000 đồng, ở Cần Thơ giá 24.500 đồng/kg. Cá tra loại 2 (thịt vàng, cỡ 0,9 – 1,1 kg/con) ở Đồng Tháp hiện là 26.000 đồng, cao hơn tuần trước 1.500 đồng/kg, tại Tiền Giang đạt 23.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng.