Kêu Gọi Các Nhà Tài Trợ Quốc Tế Tiếp Tục Hỗ Trợ Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Sáng 29-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sự kiện này nhằm chia sẻ với cộng đồng các nhà tài trợ, các bộ ngành liên quan các định hướng chính sách ưu tiên phát triển của từng tiểu ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ mong muốn các đại diện của các nhà tài trợ như tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), chính phủ Canada… sẽ tiếp tục xem xét khả năng hỗ trợ thực hiện các kế hoạch hành động trên theo các phương diện đầu tư công, thể chế và khoa học công nghệ.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế đã tham gia trợ giúp cụ thể cho tiến trình tái cơ cấu của ngành nông nghiệp. Cụ thể, FAO đã hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng kế hoạch hành động cho ba tiểu ngành là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; chính phủ Canada đã hỗ trợ triển khai dự án "Hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam (2013-2020).
Gần đây nhất, WB đã hỗ trợ Dự án chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững (VNSat) nhằm giúp xây dựng một số chuỗi nông sản quan trọng...
Đánh giá về sự phát triển ngành, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng, trong gần 30 năm qua ngành nông nghiệp đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho 70% dân số, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu, những năm gần đây ngành nông nghiệp bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, phát triển kém bền vững.
“Muốn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung thì các tiểu ngành phải có bước thay đổi căn bản. Theo đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thay đổi tiếp cận ngành dựa trên chỉ tiêu số lượng cụ thể sang các chỉ số mục tiêu về “Ba trụ cột phát triển bền vững: kinh tế-môi trường-xã hội” cho nông nghiệp Việt Nam,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đánh giá cao sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ quốc tế và các chuyên gia đã và đang nỗ lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
Cụ thể, nội dung kế hoạch tái cơ cấu đối với ngành trồng trọt sẽ ưu tiên tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn; nghiên cứu giống cây trồng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời đẩy mạnh chế biến, bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, ngành trồng trọt cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị mở rộng đối tác công tư PPP, tăng cường xúc tiến thương mại. Đổi mới cơ chế chính sách tiến tới xây dựng luật nông nghiệp, có chính sách áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…
Có thể bạn quan tâm

Ngoài khó khăn do chi phí tăng cao, phải cho tàu nằm bờ, hiện các tập đoàn đánh cá lớn ở Hải Phòng còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động nghề cá, đặc biệt là lao động có khả năng làm việc trên các tàu vươn khơi xa, khai thác tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc bộ.

Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.

Hiện nay, người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn niên vụ 2011-2012. Niên vụ trước do giá sắn trên thị trường tăng cao, đã thu hút đông đảo người dân ở Tây Nguyên đổ xô trồng loại cây này, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nong nghiep, nong thon, nha nong, nong dan, khuyen nong

Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.