Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kêu Gọi Các Nhà Tài Trợ Quốc Tế Tiếp Tục Hỗ Trợ Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Kêu Gọi Các Nhà Tài Trợ Quốc Tế Tiếp Tục Hỗ Trợ Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp
Ngày đăng: 04/09/2014

Sáng 29-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sự kiện này nhằm chia sẻ với cộng đồng các nhà tài trợ, các bộ ngành liên quan các định hướng chính sách ưu tiên phát triển của từng tiểu ngành.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ mong muốn các đại diện của các nhà tài trợ như tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), chính phủ Canada… sẽ tiếp tục xem xét khả năng hỗ trợ thực hiện các kế hoạch hành động trên theo các phương diện đầu tư công, thể chế và khoa học công nghệ.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế đã tham gia trợ giúp cụ thể cho tiến trình tái cơ cấu của ngành nông nghiệp. Cụ thể, FAO đã hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng kế hoạch hành động cho ba tiểu ngành là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; chính phủ Canada đã hỗ trợ triển khai dự án "Hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam (2013-2020).

Gần đây nhất, WB đã hỗ trợ Dự án chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững (VNSat) nhằm giúp xây dựng một số chuỗi nông sản quan trọng...

Đánh giá về sự phát triển ngành, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng, trong gần 30 năm qua ngành nông nghiệp đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho 70% dân số, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu, những năm gần đây ngành nông nghiệp bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, phát triển kém bền vững.

“Muốn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung thì các tiểu ngành phải có bước thay đổi căn bản. Theo đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thay đổi tiếp cận ngành dựa trên chỉ tiêu số lượng cụ thể sang các chỉ số mục tiêu về “Ba trụ cột phát triển bền vững: kinh tế-môi trường-xã hội” cho nông nghiệp Việt Nam,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đánh giá cao sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ quốc tế và các chuyên gia đã và đang nỗ lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Cụ thể, nội dung kế hoạch tái cơ cấu đối với ngành trồng trọt sẽ ưu tiên tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn; nghiên cứu giống cây trồng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời đẩy mạnh chế biến, bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, ngành trồng trọt cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị mở rộng đối tác công tư PPP, tăng cường xúc tiến thương mại. Đổi mới cơ chế chính sách tiến tới xây dựng luật nông nghiệp, có chính sách áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…


Có thể bạn quan tâm

Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ

Đợt mưa lũ vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích mía ở các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Nhà máy Đường An Khê đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.

27/11/2013
Hỗ Trợ 10.000 Hạt Giống Sâm Cao Ly Cho Huyện Tây Giang Hỗ Trợ 10.000 Hạt Giống Sâm Cao Ly Cho Huyện Tây Giang

Ông Trần Công Ta, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho biết, Công ty Dược Quảng Nam vừa hỗ trợ Tây Giang 10.000 hạt giống sâm Cao Ly (Hàn Quốc).

27/11/2013
RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.

27/11/2013
Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo

Ở Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch mía, song người trồng mía kém vui bởi nhiều nỗi lo: năng suất thấp, giá giảm mạnh, chữ đường trồi sụt khó lường và bị đánh giá tạp chất cao.

27/11/2013
Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

27/11/2013