Kết Quả Xử Lý Ra Hoa Cho Bưởi Ở Phú Thọ

Hiện nay trên địa bàn Đoan Hùng có trên 500ha bưởi vẫn chưa cho quả, trong đó có nhiều diện tích cây đã trên 5 năm tuổi, có khung tán và cành lá phát triển tốt, hoàn toàn có thể mang quả, đặc biệt là các diện tích được trồng ngoài bãi soi.
Để bưởi có thể ra hoa, cây cần trải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa, điều kiện thích hợp trong giai đoạn này là ẩm độ và nhiệt độ thấp; trong khi đó thời tiết những năm gần đây có những biến đổi bất thuận, không theo quy luật, ảnh xấu đến khả năng ra hoa và đậu quả của cây bưởi.
Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng tiến hành thử nghiệm biện pháp xử lý ra hoa đối với vườn bưởi đến giai đoạn kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Mô hình thử nghiệm được triển khai trên giống bưởi Chí Đám có độ tuổi 5-6 năm trên quy mô 2ha tại vườn bưởi được trồng ngoài bãi soi thuộc khu 1, xã Chí Đám. Biện pháp được áp dụng là chặt rễ kết hợp với bón phân. Thời gian xử lý từ ngày 2-10/1/2014. Tiến hành đào rãnh với độ rộng từ 1/4-1/3 khoảng cách từ mép tán vào thân, sâu 20-30cm để làm đứt bớt các rễ có đường kính 1-1,5cm. Sau đó phơi rãnh từ 3-5 ngày để cho các vết thương ở rễ se bớt lại trước khi bón phân.
Lượng phân bón cho 1 cây là 5 kg phân vi sinh Sông Lô, 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 2kg phân NPK12.5.10 và 1kg vôi bột trộn đều và bón cho cây. Biện pháp này được áp dụng đối với những cây sinh trưởng khỏe, không bị sâu bệnh, lá đã thành thục (không có lộc, lá non). Kết quả cho thấy với 520 cây xử lý đã có 432 cây ra hoa, đạt 80% số cây đã xử lý, vượt trội hơn hẳn so với đối chứng của các cây không xử lý.
Với kết quả trên các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi hiện đang tích cực chăm sóc, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và đang tiến hành thụ phấn bổ sung cho vườn bưởi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.