Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng
Ngày đăng: 21/07/2014

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Sau khi nghiên cứu thực tế, huyện Vân Canh triển khai thí điểm mô hình nuôi hươu sao, bắt đầu bằng việc cho 4 hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm về nuôi hươu sao ở huyện bạn. Tháng 12.2012 huyện Hương Sơn hỗ trợ 50% chi phí, huyện Vân Canh đối ứng phần còn lại để mua 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi đưa về Vân Canh.

Số hươu này được huyện chuyển giao cho 4 hộ: Lê Thanh Những, Nguyễn Thị Quê (thị trấn Vân Canh); Đinh Văn Đỗ, Nguyễn Trọng Đào (xã Canh Vinh) để nuôi thử nghiệm.

Ông Đinh Văn Đỗ - chủ hộ nuôi hươu cho biết: Con hươu sao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Vân Canh. Hươu ưa điều kiện chuồng trại sạch sẽ, thích ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, cỏ voi, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối...

Hươu có thể ăn được cả trái điều là loại trái chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chúng vào mùa cắt nhung. Trung bình mỗi con hươu ăn khoảng 10 kg/ngày. Vào thời kỳ động đực và lấy nhung, khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày tăng lên khoảng 30 kg cỏ lá.

Sau 6 tháng tiếp nhận, thả nuôi hươu, gia đình nhà ông Đinh Văn Đỗ đã thu hoạch được 5 lạng nhung đầu tiên. Với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, gia đình ông thu về hơn 6 triệu đồng. Các hộ còn lại đã tiến hành cho thu hoạch nhung từ 4-6 lạng/1 con.

Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, có thể khẳng định rằng việc nuôi hươu ở Vân Canh là phù hợp, hươu nuôi trong điều kiện chuồng trại vẫn sinh sản bình thường, nghề nuôi hươu cho thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Trọng Đào cho biết: Việc lãnh đạo huyện Vân Canh nghiên cứu và mạnh dạn thử nghiệm việc nuôi hươu là rất tích cực. So với một số vật nuôi khác như heo, bò, nuôi hươu sao lấy nhung đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi hy vọng huyện sẽ cho phát triển nhân rộng mô hình này để nhiều người tiếp cận vật nuôi mới, xây dựng thương hiệu Hươu Vân Canh.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định

Chị Nguyễn Thị Mậu, xã viên HTX Tiền Lệ cho biết, từ Mùng 5 Tết, người dân bắt đầu thu hoạch rau đem bán nhưng phải từ Mùng 10 trở đi, lượng hàng bán ra mới nhiều. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình chị Mậu thu hoạch được khoảng gần 100kg rau các loại. "Giá các loại rau ăn lá trung bình khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương thời điểm áp Tết chứ không tăng đột biến" - chị Mậu cho biết.

05/03/2015
Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ

Thấy dừa xiêm đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục cải tạo, lên liếp số đất còn lại và trồng hết dừa xiêm đỏ. Tính đến nay, gần 1ha đất lúa của gia đình anh, được thay thế bằng vườn dừa xiêm đỏ. Cứ đến đợt thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua với giá luôn cao hơn so với những loại dừa khác.

05/03/2015
Mất Tết Vì Trồng Dưa Hấu Theo “Phán Đoán Thị Trường” Mất Tết Vì Trồng Dưa Hấu Theo “Phán Đoán Thị Trường”

Không nắm bắt nhu cầu thật sự, nên phần lớn nông dân trồng dưa hấu Tết hàng năm đều chủ yếu dựa theo sự phán đoán thị trường. Và mỗi Tết lại phập phồng lo sợ: dưa hấu thừa hàng dội chợ, giá cả rẻ bèo. Để rồi tết năm nay, không ít nông dân lẫn thương lái mất Tết vì thua lỗ nặng.

05/03/2015
Đắng Mùa Dưa Tết Đắng Mùa Dưa Tết

Những ngày giáp Tết Ất Mùi vừa qua, nhiều chủ ruộng dưa ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh - Bình Thuận) ngậm ngùi bỏ lại ruộng dưa không thèm thu hoạch! Ngoài đồng dưa bỏ lăn lóc, bên vệ đường những điểm thu mua dưa chất đống như núi với giá 1.200 đồng/ký, chỉ bằng 1/10 của mùa dưa năm ngoái...

05/03/2015
Trang Trại Quýt Hồng Trên “Nóc Nhà Miền Tây” Trang Trại Quýt Hồng Trên “Nóc Nhà Miền Tây”

Bằng tinh thần, ý chí và nghị lực của một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, ông Tùng đã trồng thành công quýt hồng trên đỉnh núi Cấm. Sự thành công sau hàng chục năm kiên trì của ông không chỉ giúp cho gia đình ông thóat nghèo mà còn mở ra một triển vọng về mô hình trồng cây có múi trên núi cho nhiều nông dân vùng Bảy Núi.

05/03/2015