Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.
Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.
Sau khi nghiên cứu thực tế, huyện Vân Canh triển khai thí điểm mô hình nuôi hươu sao, bắt đầu bằng việc cho 4 hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm về nuôi hươu sao ở huyện bạn. Tháng 12.2012 huyện Hương Sơn hỗ trợ 50% chi phí, huyện Vân Canh đối ứng phần còn lại để mua 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi đưa về Vân Canh.
Số hươu này được huyện chuyển giao cho 4 hộ: Lê Thanh Những, Nguyễn Thị Quê (thị trấn Vân Canh); Đinh Văn Đỗ, Nguyễn Trọng Đào (xã Canh Vinh) để nuôi thử nghiệm.
Ông Đinh Văn Đỗ - chủ hộ nuôi hươu cho biết: Con hươu sao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Vân Canh. Hươu ưa điều kiện chuồng trại sạch sẽ, thích ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, cỏ voi, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối...
Hươu có thể ăn được cả trái điều là loại trái chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chúng vào mùa cắt nhung. Trung bình mỗi con hươu ăn khoảng 10 kg/ngày. Vào thời kỳ động đực và lấy nhung, khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày tăng lên khoảng 30 kg cỏ lá.
Sau 6 tháng tiếp nhận, thả nuôi hươu, gia đình nhà ông Đinh Văn Đỗ đã thu hoạch được 5 lạng nhung đầu tiên. Với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, gia đình ông thu về hơn 6 triệu đồng. Các hộ còn lại đã tiến hành cho thu hoạch nhung từ 4-6 lạng/1 con.
Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, có thể khẳng định rằng việc nuôi hươu ở Vân Canh là phù hợp, hươu nuôi trong điều kiện chuồng trại vẫn sinh sản bình thường, nghề nuôi hươu cho thu nhập đáng kể.
Ông Nguyễn Trọng Đào cho biết: Việc lãnh đạo huyện Vân Canh nghiên cứu và mạnh dạn thử nghiệm việc nuôi hươu là rất tích cực. So với một số vật nuôi khác như heo, bò, nuôi hươu sao lấy nhung đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi hy vọng huyện sẽ cho phát triển nhân rộng mô hình này để nhiều người tiếp cận vật nuôi mới, xây dựng thương hiệu Hươu Vân Canh.
Có thể bạn quan tâm

Dịch LMLM gia súc đã tái phát tại các xã Đạ Chais, Đạ Sar và thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng) từ trung tuần tháng 5/2013 tới nay và đang có nguy cơ tiếp tục lây lan.

Hồi 1 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippines) khoảng 650km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.